Công ty Quốc Ấn kiện nhà hàng Cường 556 xâm phạm nhãn hiệu “Cường hói”

Sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu gần giống với các nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những cách mà rất nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện để cạnh tranh trên thị trường. Tình trạng này xảy ra là do nhiều người vì cái lợi trước mắt mà không biết rằng mình đã vi phạm luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, trong thời gian gần đây, Nhà hàng Cường 556 đã bị xử phạt vì xâm phạm nhãn hiệu “Cường hói” của Công ty TNHH Quốc Ấn.

Nhà hàng Cường 556 xâm phạm nhãn hiệu Cường Hói

Cường 556 vô tư dùng nhãn hiệu “Cường hói”

Nhãn hiệu “Cường hói” là nhãn hiệu đã được công ty TNHH Quốc Ấn đăng ký và được Cục SHTT bảo hộ là nhãn hiệu độc quyền. Nhãn hiệu này được cấp đã khá lâu, vào ngày 04/10/2007 với số đơn 4-0089943-000 với nhóm sản phẩm số 43 (Dịch vụ nhà hàng ăn uống). Sau 10 năm hết hiệu lực, Công ty Quốc Ấn đã tiếp tục gia hạn văn bằng bảo hộ đến ngày 20/09/2025.

Chuỗi nhà hàng “Cường hói” phân bố khắp Hà Nội và rất đông khách còn Cường 556 sở hữu chuỗi nhà hàng chuyên các món ăn làm từ gà trên toàn quốc.

Chủ công ty Quốc Ấn – Ông Trần Quốc Cường cho biết, ngay khi phát hiện Cường 556 đổi tên thành “Nhà hàng Cường hói – Gà tươi Mạch Hoạch” thì ông đã gửi công văn lên Cục Sở hữu trí tuệ và Cường 556 đã gặp ông Trần Quốc Cường để hòa giải. Ông cho biết trong cuộc gặp hòa giải, ông đã yêu cầu Cường 556 gỡ bỏ biển hiệu nhưng họ không thực hiện với lời giải thích “Chủ nhà mình cũng tên là Cường nên đặt là Cường hói thôi”.

Trước tình hình đó, Công ty Quốc Ấn đã nộp đơn đề nghị xem xét lên cơ quan giám định và ngày 7/4/2017, Viện Khoa học SHTT – Bộ Khoa học & Công nghệ đã kết luận hành vi của nhà hàng Cường 556 là hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Cái giá Cường 556 phải trả với hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Sau khi có kết luận Cường 556 xâm phạm nhãn hiệu, Công ty Quốc Ấn đã gửi văn bản lên Thanh tra Bộ KH&CN cùng Đội quản lý thị trường số 12.

Như vậy, Nhà hàng Cường 556 đã vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu “Cường hói” do sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ trùng với hàng hóa/dịch vụ thuộc danh mục đăng ký nhãn hiệu đó mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Theo quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm nhãn hiệu, nhà hàng Cường 556 đã xâm phạm nhãn hiệu  bị xử phạt hành chính, phải bù đắp toàn bộ phí liên quan đến giám định sở hữu và phải chấm dứt ngay việc sử dụng nhãn hiệu “Cường hói” trên tất cả các biển hiệu cửa hàng trên toàn quốc.

Vụ việc này nếu xảy ra khi Công ty Quốc Ấn chưa đăng ký nhãn hiệu thì chắc chắn rằng thương hiệu “Cường hói” đã gây dựng bấy lâu sẽ bị đánh mất. Như vậy đây sẽ lại là một bài học cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong việc nhận thức về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Quý khách cần được tư vấn chi tiết về tất cả những vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hay xử lý xâm phạm nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Hotline 0978.635.623. Luật Việt Tín luôn sẵn sàng tư vấn và hợp tác bảo vệ tài sản trí tuệ cùng quý khách!