Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề

Bộ luật lao động 2019 quy định: “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo nghề cho người học nghề khác theo quy định của pháp luật dạy nghề”.

Vì vậy, hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức tư nhân tự mở các trường trung cấp đào tạo nghề. Vậy làm thế nào để đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề? Trình tự thủ tục đăng ký ra sao? Bài viết này Luật Việt Tín hy vọng sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc trên.

Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề
Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Điều kiện đăng ký hoạt động dạy nghề

Việc thành lập và cho phép thành lập trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề và nhu cầu phát triển nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ của thị trường lao động.

Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, hình thức sở hữu có đủ điều kiện theo quy định sau đây mới được thành lập trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề:

  • Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
  • Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN, cụ thể như sau:

– Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên;

– Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.

  • Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của các nghề đã đăng ký;
  • Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:

– Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên, giảng viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên, giảng viên;

– Tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu ít nhất là 70% trong tổng số giáo viên, giảng viên đối với trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập; 50% trong tổng số giáo viên, giảng viên đối với trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục; phải có giáo viên, giảng viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;

  • Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề

  • Đối với trường trung cấp nghề, hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề gồm:

– Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu của cơ quan chức năng-Việt Tín cung cấp);

– Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (Việt Tín cung cấp theo mẫu của cơ quan chức năng;

  • Riêng đối với trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội, phải có thêm:

+Bản sao quyết định thành lập trường hoặc trung tâm;

+Bản sao điều lệ trường trung cấp nghề hoặc quy chế trung tâm dạy nghề đã được phê duyệt theo quy định.

  • Đối với trường trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, gồm:

– Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề;

– Bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường, trung tâm;

– Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

Quy trình đăng ký

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân làm thủ tục, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề
  • Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của sở lao động thương binh xã hội cấp tỉnh.
  • Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu số 8); trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Định kỳ 6 tháng/năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Tổng cục Dạy nghề về tình hình đăng ký hoạt động dạy nghề trên địa bàn.

Dịch vụ tư vấn xin giấy phép của Việt Tín

Trên đây là ý kiến của chúng tôi về đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định mới nhất hiện nay. Hy vọng nó sẽ là tài liệu cung cấp một phần kiến thức pháp luật cho độc giả quan tâm. Hiện Việt Tín có gói dịch vụ tư vấn xin giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp lý sẽ thực hiện việc xin giấy phép thay quý vị:

  • Làm việc với quý vị, hướng dẫn quý vị chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu để làm thủ tục.
  • Rà soát, kiểm tra tính pháp lý của tài liệu quý vị cung cấp
  • Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép

 

Nếu bạn quan tâm và muốn được tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ Luật Việt Tín – Hotline: 0978.635.623 – email: luatviettin@gmail.com để được giải đáp!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận