Các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm thực phẩm ra thị trường cần phải làm thủ tục công bố thực phẩm. Một trong các bước trong quy trình công bố thực phẩm chính là kiểm nghiệm thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa am hiểu về thủ tục này dẫn tới kiểm nghiệm sai, thiếu chỉ tiêu ảnh hưởng tới quá trình công bố, xin giấy phép. Việt Tín đang cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm cho khách hàng trên toàn quốc. Chúng tôi chia sẻ những kiến thức về thủ tục kiểm nghiệm thực phẩm trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Thông tư 25/2018/ TT-BYT
- Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
- Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Khái niệm kiểm nghiệm thực phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện hoạt động thử nghiệm (xét nghiệm), kiểm soát chất lượng thực phẩm. Thủ tục này đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung, dụng cụ, bao gói thực phẩm.
Thủ tục kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân theo Luật An toàn thực phẩm và các quy định về pháp luật có liên quan.
Tầm quan trọng của kiểm nghiệm thực phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm là thủ tục rất quan trọng. Các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ quy định về kiểm nghiệm nếu muốn hoàn tất quá trình công bố, đưa thực phẩm lưu hành trên thị trường. Thủ tục kiểm nghiệm thực phẩm giúp đánh giá chất lượng nguyên liệu, kiểm tra thành phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá các chỉ tiêu đảm bảo trong phạm vi ngưỡng cho phép của QCVN và các quy định của pháp luật về hàm lượng hóa chất không muốn trong thực phẩm.
Ngoài việc thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm để hoàn tất hồ sơ công bố thực phẩm thì sau khi sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm 6 tháng 1 lần.
Doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về kiểm nghiệm thực phẩm sẽ hoàn thiện nhanh chóng hồ sơ công bố thực phẩm, sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tự tin hơn về sản phẩm của mình, mang lại sản phẩm tốt cho người tiêu dùng.
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
Kiểm nghiệm được tiết hành trong bất cứ các khâu sản xuất chế biến thực phẩm:
- Kiểm nghiệm trước khi sản xuất nhằm đảm bảo nguyên liệu đáp ứng yêu cầu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ pháp luật.
- Kiểm nghiệm sau khi sản xuất nhằm đảm bảo các chỉ tiêu đáp ứng thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ.
- Kiểm nghiệm thực phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng đủ và tốt các tiêu chí an toàn trước khi tiến hành công bố chất lượng thực phẩm; hoặc trước khi đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Kiểm nghiệm định kỳ sau công bố.
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Phiếu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
Khi thực hiện kiểm nghiệm, tùy vào từng loại sản phẩm mà sẽ có các nhóm tiêu chỉ khác nhau để áp dụng. Ví dụ như:
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm (độc tố vi nấm…)
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
- Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý của thực phẩm.
- Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm,…
Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm
Bước 1: Dịch nhãn sản phẩm (Nhãn tiếng nước ngoài);Lên chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với sản phẩm và quy chuẩn.
Bước 2: Lấy mẫu thực phẩm gửi tới trung tâm kiểm nghiệm.
Bước 3: Nhận kết quả là Phiếu kiểm nghiệm.
Hồ sơ kiểm nghiệm thực phẩm
Việt Tín hỗ trợ soạn thảo hồ sơ kiểm nghiệm thực phẩm. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm nên nắm rõ quy trình thủ tục, thành phần hồ sơ. Cụ thể, thành phần hồ sơ gồm có:
- Thông tin về doanh nghiệp đứng tên kiểm nghiệm (Doanh nghiệp cung cấp)
- Tên, mẫu sản phẩm ( Doanh nghiệp cung cấp)
- Các chỉ tiêu về kiểm nghiệm (Việt Tín soạn thảo)
Thời gian kiểm nghiệm: Tùy theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm mà thời gian kiểm nghiệm sẽ nhanh hay chậm, dao động từ 01-03 và 03 – 07 ngày làm việc.
Chú ý: Đối với sản phẩm nhập khẩu cần ghi rõ thông tin nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất trên phiếu kiểm nghiệm.
Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm của Việt Tín
Kiểm nghiệm thực phẩm là một quy trình khó bởi việc lên chỉ tiêu kiểm nghiệm đòi hỏi kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ kiểm nghiệm. Thời gian kiểm nghiệm cũng phụ thuộc nhiều vào thời gian lên chỉ tiêu kiểm nghiệm. Nếu chúng ta lên nhanh các chỉ tiêu, hoàn thiện hồ sơ sớm thì thời gian kiểm nghiệm cũng sẽ được rút ngắn.
Việt Tín cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm uy tín chất lượng. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên giỏi pháp lý, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm sản phẩm, công bố sản phẩm. Việt Tín hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý.
Quý vị chỉ cần cung cấp thông tin về cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; thông tin và mẫu sản phẩm việc còn lại chúng tôi sẽ hoàn tất. Chúng tôi sẽ:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới kiểm nghiệm sản phẩm
- Có nhân viên kinh doanh đến tận cơ sở để tiếp nhận mẫu sản phẩm
- Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp, đúng quy định pháp luật
- Soạn thảo hồ sơ kiểm nghiệm và thực hiện kiểm nghiệm thay khách hàng
- Nhận phiếu kiểm nghiệm và bàn giao cho khách
- Tư vấn, hỗ trợ quý khách nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và hỗ trợ về công bố sản phẩm
Việt Tín luôn mang tới chất lượng dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm tốt nhất, uy tín cho khách hàng trên toàn quốc. Qúy khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ kiểm nghiệm thực phẩm vui lòng liên hệ:
Hotline: 0978 635 623
Email: [email protected]