Doanh nghiệp rượu bia buộc phải đóng quỹ 360 tỷ mỗi năm

Theo ước tính, nguồn kinh phí từ Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng hằng năm sẽ phải đóng góp khoảng 360 tỷ đồng từ khoản đóng góp bắt buộc từ các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu rượu, bia.

Đây là một trong số những nội dung đáng chú ý trong Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế dự thảo, gửi trình Quốc hội. Dự thảo luật đưa ra chính sách phát triển Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng trên cơ sở cảu Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá với nguồn kinh phí từ khoản đóng góp bắt buộc từ rượu, bia, thuốc lá.

Theo Bộ Y tế, mục tiêu của chính sách này nhằm nâng cao nhận thức người dân về tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khoẻ cộng đồng; góp phần phòng ngăn ngừa và giảm thiểu tỷ lệ người dân sử dụng rượu, bia, đặc biệt là tỷ lệ người dân sử dụng ở mức có hại, tỷ lệ trẻ em và thanh niên sử dụng rượu, bia từ đó phòng ngừa và giảm tác hại của rượu, bia.

Doanh nghiệp rượu bia buộc phải đóng quỹ 360 tỷ mỗi năm

Dự thảo Luật cũng quy định, Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, là quỹ quốc gia, trực thuộc Chính phủ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Quỹ được hình thành từ các khoản đóng góp bắt buộc của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu rượu, bia; khoản đóng góp bắt buộc của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá; nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước…

“Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng không lấy bất kỳ khoản tiền nào từ ngân sách nhà nước mà lấy từ khoản đóng góp bắt buộc từ rượu, bia là nguồn xã hội hóa nên không ảnh hưởng tới ngân sách”, dự thảo nhấn mạnh.

Ngoài ra, dự thảo cũng viện dẫn lý do, công tác nâng cao sức khỏe cộng đồng hoạt động có hiệu quả sẽ tiết kiệm tiền cho Chính phủ bằng việc hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu, bia việc này sẽ giảm bớt gánh nặng về bệnh tật và chi phí cho chăm sóc sức khỏe. Việc thành lập quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng không phải là thành lập một quỹ tài chính mới mà  là trên cơ sở tổ chức lại Quỹ phòng, chống tác hại từ thuốc lá do đó bộ máy quản lý hành chính của Quỹ sẽ sử dụng trên cơ sở bộ máy của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá tổ chức lại nên không làm phát sinh thêm bộ máy mới.

Theo Bộ Y tế, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đã có 20 quốc gia thành lập Quỹ này và hoạt động hiệu quả, như: Úc, Thụy Sỹ, Áo, Malaysia, Tonga, Thái Lan, Mông Cổ, Hàn Quốc…

Theo ban soạn thảo, trong trường hợp được Quốc hội đồng thuận, ước tính nguồn kinh phí từ Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng hằng năm sẽ đóng góp khoảng khoảng 360 tỷ đồng từ khoản đóng góp bắt buộc từ các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu rượu, bia để phục vụ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ chi cho các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, nâng cao sức khỏe mà ngân sách nhà nước chưa chi hoặc không chi; chuyển một số hoạt động đang chi từ ngân sách sang chi từ nguồn Quỹ để giảm chi ngân sách.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận