Doanh nghiệp tư nhân còn nhiều yếu kém và hạn chế

Tăng doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ

Theo Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp thuộc Ban Kinh tế trung ương-TS Hoàng Xuân Hòa, qua hơn 30 năm đổi mới cải cách, vai trò vị trí của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng, là một trong những động lực để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, doanh nghiệp tư vẫn vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém như trình độ công nghệ chậm đổi mới, quy mô doanh nghiệp có xu hướng nhỏ dần, chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh thấp. Cụ thể, theo thống kê của Ban Kinh tế trung ương, lượng doanh nghiệp tư nhân mỗi năm một tăng, tỷ lệ thành lập công ty tư nhân nhiều hơn nhưng hầu hết đều có quy mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ, mức vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm trên 90%. Xét theo quy mô lao động, trong giai đoạn năm 2012-2014, tỷ lệ doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ tăng từ 90% lên 97%.

99% doanh nghiệp siêu nhỏ, số lao động dưới 10 là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tỷ trọng doanh nghiệp siêu nhỏ tăng dần theo thời gian, năm 2002 là 53,1%, năm 2013 là 70%, năm 2014 là hơn 71,5%. Doanh nghiệp quy mô vừa và lớn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến chế tạo lại có xu hướng giảm tỷ trọng. Chỉ có 1,82% doanh nghiệp quy mô vừa. 2,07% doanh nghiệp có quy mô lớn vào năm 2014, chủ yếu là các tập đoàn kinh tế tư nhân, cách doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Năm 2007, quy mô lao động bình quân của doanh nghiệp tư nhân là 27 lao động; năm 2015 giảm xuống còn 18 lao động. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các ngành, rõ nét ở các ngành như nông lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến xây dựng, thông tin và truyền thông, vận tải kho bãi, công nghiệp khai mỏ.

Doanh nghiệp tư nhân còn nhiều yếu kém và hạn chế

Doanh nghiệp tư nhân phát triển manh mún không ổn định

Trong giai đoạn 2007-2015, quy mô lao động bình quân trong các ngành kể trên cũng giảm đáng kể cho thấy các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã gặp nhiều khó khăn, không khai thác được lợi thế về nguồn lao động như trước đây. Trình độ công nghệ máy móc thiết bị chưa đổi mới, quy mô và vốn, lao động, trình độ công nghệ thấp dẫn tới năng suốt lao động thấp hơn so với mặt bằng chung của nền kinh thế. Mức năng suất lao động của kinh tế ngoài nhà nước bình quân giai đoạn 2005-2014 chỉ đạt 25,4 triệu đồng/người, mức chung là 41,1 triệu đồng/người; tốc độ năng suất lao động 3,59%, mức chung là 3,7%.

Theo đánh giá của Ban Kinh tế trung ương, kinh tế tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định, chiếm 47%-49% cơ cấu tổng GDP cả nước nhưng nếu tính riêng trong nhóm các thành phần kinh tế tư nhân thì thấy rõ sự không đồng đều và chênh lệch lớn. So với tỷ lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới hàng năm thì số danh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể có xu hướng tăng. Năm 2011 có tới 54,198 doanh nghiệp ngừng hoạt động, năm 2015 tăng lên con số 80,858 doanh nghiệp trong đó có 71,391 doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động và 9,467 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể.

Tốc độ tăng trưởng bình quân về lao động giai đoạn 2007-2015 là 7,4%/năm, thấp bằng 1 nửa so với tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp. Giai đoạn năm 2007-2011, tốc độ tăng trưởng số lượng lao động giảm mạnh còn 11,8%; giai đoạn 2012-2015 giảm xuống còn 4,1%; năm 2012-2013 chỉ tăng 1,7%. Con số này chứng tỏ rằng số lượng việc làm mới tạo ra đã giảm đáng kể trong 4 năm gần đây. Theo Ban Kinh tế trung ương, mặc dù kinh tế giai đoạn 2013-2014 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn có xu hướng tăng cao trở lại tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ, mức trung bình khoảng 38,7%. Đây là một trong những nguyên nhân tăng con số doanh nghiệp tư nhân phải ngừng hoạt động. Ngoài ra, hiệu suất sinh lời trên tài sản ROA, hiệu suất sinh lời trên doanh thu ROS của doanh nghiệp tư nhân ngày càng giảm và không ổn định, luôn thấp hơn so với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Nhà nước.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận