FPT đã bán FPT Trading cho tập đoàn Mỹ?

Mặc dù đã có thông tin từ năm ngoái về việc FPT đang suy nghĩ có hoặc không bán lại FPT Trading nhưng mới đây, nhiều nguồn tin cho hay tập đoàn Mỹ Synnex Corp đang sắp sửa hoàn tất thủ tục mua lại cổ phần của FPT Trading. Khi được hỏi về vấn đề này, đại diện nhà phân phối FPT Trading chưa lên tiếng xác nhận tin đồn trên nhưng các nguồn tin cho thấy tập đoàn Synnex Corp đang hoàn tất thủ tục mua bán với FPT, mua lại cổ phần của FPT Trading. Hiện nhà phân phối này đang trong thời gian chuyển giao, tái thiết sau thương vụ. Chưa rõ tập đoàn Synnex Corp sẽ nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần của FPT Trading nhưng một số nhân sự cấp cao của FPT Trading đã rời đi. Trên website chính của tập đoàn Synnex Corp mới công bố việc tập đoàn này mua lại một vài công ty ở Nam Mỹ trong tháng 6. Synnex Corp được cho là đang hoàn tất thương vụ mua FPT Trading.

FPT đã bán FPT Trading cho tập đoàn Mỹ?

Trước đó, có thông tin một tập đoàn Đài Loan tên là Syntrend cũng đang tiếp cận để mua FPT Trading trong thời gian nhiều tháng nhưng không có kết quả. Tập đoàn này định mua lại 51% cổ phần của FPT Trading nhưng không thành công. Đại diện của FPT Trading từ chối bình luận về tin đồn FPT đã bán FPT Trading đã bán cho tập đoàn Mỹ, hẹn công bố khi có thông tin chính thức. Được biết Synnex Corporation là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin cho các nhà sản xuất thiết bị gốc, bán lẻ và phát triển phần mềm. Thành lập doanh nghiệp năm 1980, Synnex Corporation hiện có trụ sở chính đặt tại California, Mỹ. Lịch sử hoạt động của Synnex Corporation cho thấy tập đoàn này từng thực hiện mua lại 20 công ty lớn nhỏ ở Mỹ và các thị trường khác, trong đó có cả bộ phận chăm sóc khách hàng doanh nghiệp của IBM của Canada.

Tin đồn “ông lớn” FPT bán mảng phân phối FPT Trading xuất hiện từ năm 2016 do nhiều tháng các “ông lớn công nghệ” khác gặp khó khăn. FPT Trading cũng đứng trước áp lực về doanh số để có thể tồn tại, duy trì vị thế của mình. Phiên họp diễn ra cuối tháng 3 năm 2016, ý kiến của các cổ đông của FPT có ý kiến rằng tập đoàn FPT nên thoái vốn mảng phân phối FPT Trading và mảng bán lẻ FPT Retail, tập trung nguồn lực vào các thế mạnh cốt lõi là viễn thông và công nghệ. Đến thời điểm này, FPT đã hầu như hoatf tất nửa kế hoạch khi bán mảng phân phối, chỉ còn mảng bán lẻ nữa.

Ở thị trường di động Việt Nam, thế chân vạc giữa FPT Trading, Digiworld, Petrosetco đã cung cấp phân phối tới các đại lý khác như Nguyễn Kim, FPT Shop, Thế giới di động, Viễn Thông A. Những năm gần đây trật tự này có thay đổi, ba thương hiệu chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam là Samsung, Oppo, Apple chỉ định đại lý nhập hàng trực tiếp, các sản phẩm của các thương hiệu khác như Sony, HTC, LG cũng phân phối trực tiếp tới các chuỗi đại lý, chỉ dành lại thị phần nhỏ cho nhà phân phối.

Chính vì thế, mảng phân phối di động chỉ có thể cầm cự, ngừng kinh doanh hoặc có những thị phần nhỏ ở những hãng như Pantech, BlackBerry hoặc Xiaomi. Các nhà phân phối thậm chí phải bán thêm mặt hàng tiêu dùng để duy trì doanh số chứ không phụ thuộc hết vào sản phẩm di động nữa. Một chuyên gia trong lĩnh vực này đã nhận định việc bán FPT Trading là động thái kịp thời của FPT.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận