GIẤY VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA QUÁN CƠM BÌNH DÂN

Chị là Hà có mở một quán cơm bình dân ngay tại Huỳnh Thúc Kháng; Chuyên bán cơm văn phòng. Chị đã có đăng ký hộ kinh doanh rồi nhưng không biết về an toàn thực phẩm chị cần phải làm thêm gì không? Việt tín tư vấn giúp chị để chị có đầy đủ giấy tờ kinh doanh đúng quy định của pháp luật cho yên tâm.

Căn cứ vào điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ – CP:

“a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

  1. b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  2. c) Sơ chế nhỏ lẻ;
  3. d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

  1. e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  2. g) Nhà hàng trong khách sạn;
  3. h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  4. i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
  5. k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.”

Như vậy, Trường hợp của chị Hà kinh doanh quán cơm dưới dạng nhỏ lẻ, có đăng ký hộ kinh doanh. Chị không cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở bán cơm. Đối với một số quận yêu cầu chủ hộ lên quận viết cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm khi kinh doanh. Để chắc chắc chị có thể liên hệ với quận nơi cấp đăng ký kinh doanh của bên chị để thực hiện cho đúng.

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận