GTNFoods giải quyết bài toán khó phân phối sữa Mộc Châu

Xét lịch sử từ ngày thành lập công ty, GTNFoods là công ty được hình thành với sự hợp nhất của các công ty có bề dày lịch sử ở các lĩnh vực như nông sản, thực phẩm, xây dựng hạ tầng, sản xuất tre công nghiệp, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, khoáng sản, cáp viễn thông, nhựa. Hiện tài sản quan trọng nhất của Công ty Cổ phần GTNFoods chính là sữa Mộc Châu bởi sữa Mộc Châu là yếu tố tác động lớn nhất tới GTNFoods trong tương lai. Tuy nhiên, với mảng sữa Mộc Châu, công ty GTNFoods đang gặp khó khăn với bài toán phân phối sản phẩm chứ không phải ở sản lượng.

Hiện công ty Cổ phần GTNFoods hiện đang nắm giữ cổ phần cốt lõi ở 3 doanh nghiệp là Vilico (65%), Ladofoods Group (35%), Vinatea (95%). Doanh nghiệp Vilico sở hữu 51% cổ phần của Công ty sữa Mộc Châu. Theo giám đốc Tài chính của GTNFoods-ông Hoàng Đức Quang cho biết, nguồn lực của công ty đang tập trung vào sữa Mộc Châu bởi sữa Mộc Châu là tài sản quan trọng nhất của công ty, tác động rất lớn tới công ty trong thời gian tới.  Hiện sữa Mộc Châu chỉ chiếm 2,4% thị phần sữa toàn quốc, độ phủ chỉ trải dài từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Tính riêng thị phần sữa nước ở miền Bắc, sữa Mộc Châu chỉ đạt thị phần 20% sau TH True Milk, Vinamilk, chỉ ngang bằng thị phần sữa Cô gái Hà Lan.

GTNFoods giải quyết bài toán khó phân phối sữa Mộc Châu

Tính tới thời điểm này, Mộc Châu sở hữu 1.000 ha đất nuôi bò, 21.000 con bò sữa, sản lượng khoảng 100.000 tấn sữa tươi/ năm. Công ty Cổ phần GTNFoods  dự kiến mỗi năm duy trì tăng trưởng đàn bò lên 15%-20%, tiến tới mức doanh thu 200 triệu vào năm 2020. Hiện đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty là 600 hộ dân trong vùng, cam kết chiến lực giữa công ty và hộ dân trong việc cung cấp tiêu thụ sản phẩm.

GTNFoods hiện có một nhà máy thức ăn chăn nuôi, hai nhà máy chế biến sữa tại Mộc Châu. GTNFoods đánh giá, sản lượng sữa Mộc Châu hiện khoảng 26 lít sữa/bò/ngày, cao nhất trong ngành; sản lượng sữa TH True Milk 23 lít, Vinamilk thấp hơn là 22 lít. Điểm yếu của sữa Mộc Châu chính là độ phủ, nếu GTNFoods đẩy mạnh chiến lược marketing, nâng cấp hệ thống kênh phân phối để sản phẩm phủ khắp miền Bắc, trong tương lai tiến vào thị trường miền Nam. Mộc Châu hướng tới làm gia tăng số lượng người dùng hơn là tranh giành thị phần. Định vị thương hiệu giá sữa Mộc Châu chưa cao cấp so với thị trường, vì thế sản phẩm sữa Mộc Châu phù hợp bán ở nông thông và vùng ven thành phố. GTNFoods sẵn sàng mở rộng đàn bò để tối ưu chi phí nhưng phải giải quyết được bài toán phân phối.

Câu chuyện về hệ thống phân phối với ngành sữa không phải trong ngày một ngày hai có thể giải quyết được, khi mà Vinamilk đã thành “bá chủ” và người anh em TH True Milk phải rẽ một lối đi riêng với các cửa hàng TH True Mart kèm theo nhiều dấu hỏi về tính hiệu quả. Do đó, với GTNFoods, giải quyết bài toán phân phối sữa là một thách thức cần lời giải.

Không thể ngày một ngày hai giải quyết được bài toán hệ thống phân phối khi mà Vinamilk đang chiếm vị trí bá chủ, TH True Milk rẽ sang một hướng mới với các cửa hàng TH True Mart. Chính vì thế nên GTNFoods đang nỗ lực giải bài toán này. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 cho thấy doanh thu của GTNFoods khoảng 2.200 tỷ đồng trong đó sữa chiếm 1.300 tỷ đồng, chè khoảng 200 tỷ đồng. Lợi nhuận từ sữa mang lại là 123 tỷ đồng, con số cụ thể sẽ sớm được công bố để nhà đầu tư theo dõi.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận