Văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh không?

Có thể nói văn phòng đại diện mang nhiều những tính chất “chắp cánh thương mại” cho doanh nghiệp. Việc thành lập văn phòng đại diện trong nước hay nước ngoài đều có những vai trò riêng. Tuy nhiên việc nhiều người quan tâm Văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh không? Hãy cùng Luật Việt Tín tìm hiểu về quy định đối với loại hình này.

Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.” Như vậy, từ khái niệm trên ta có thể rút ra được những đặc điểm pháp lý cơ bản của thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội như sau:

  • Thứ nhất, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, là bộ phận không thể tách rời trong hoạt động với doanh nghiệp với chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch.
  • Thứ hai, Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân, văn phòng đại diện chỉ là nơi đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp theo ủy quyền.
  • Thứ ba, Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh, cũng như thực hiện các hoạt động khác có phát sinh lợi nhuận, chỉ được thực hiện các hoạt động theo đúng chức năng của mình (chức năng chính của Văn phòng đại diện là đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp). Nhưng Văn phòng đại diện có thể thực hiện việc ký kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch với đối tác theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện có được kinh doanh?

Như đã đề cập qua văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh  nghiệp.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đối tác không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp. Ngoài ra, đối với các ngành nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn,….thì hình thức thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh khác là một lựa chọn hợp lý.

Cung cấp gà cho nhà hàng cần xuất hóa đơn GTGT không?
Văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh không?

Cần lưu ý khi tiến hành giao dịch với văn phòng đại diện trong ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết với văn phòng đại diện là nhân danh cho doanh nghiệp, nên khi thảo luận và tiến hành ký kết hợp đồng với văn phòng đại diện. Bên đối tác cần yêu cầu phía văn phòng đại diện xuất trình giấy ủy quyền hợp pháp từ phía doanh nghiệp.

Nội dung của giấy ủy quyền này phải liên quan trực tiếp đến hợp đồng ký kết để tránh phát sinh tranh chấp gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của các bên.

Hy vọng qua bài viết trên phần nào giúp các bạn có thể nhìn nhận, đánh giá đúng quy định pháp luật doanh nghiệp đặc biệt là trả lời cho câu hỏi: Văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh không?

Xem thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty đơn giản, chuyên nghiệp

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận