Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia ngày càng phát triển và có nhiều tiềm năng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài đã không bỏ lỡ cơ hội, ngày càng tích cực đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Cũng giống như các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa/dịch vụ của mình để được pháp luật bảo hộ. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài như thế nào, hãy cùng chuyên gia Luật Việt Tín tìm hiểu ngay sau đây.

Đăng ký nhãn hiệu trong nước và quốc tế cùng Việt Tín

Tra cứu nhãn hiệu

Đây là thủ tục tự nguyện của mỗi chủ thể, tuy nhiên bạn nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn để đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Hiện nay tại Luật Việt Tín, khi quý khách chọn dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của chúng tôi, chỉ cần cấp 3 mẫu nhãn hiệu với kích thước từ 3x3cm đến 8x8cm, chuyên gia Luật Việt Tín sẽ tiến hành tra cứu nhãn hiệu theo hai hình thức dưới đây:

– Tra cứu sơ bộ: Đây là hình thức tra cứu miễn phí giúp khách hàng đánh giá được 65% khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sau 1 ngày làm việc.

– Tra cứu chuyên sâu: Là hình thức tra cứu chính thức tại Cục SHTT thông qua đại diện Luật Việt Tín. Kết quả tra cứu sẽ đạt độ chính xác cao nhất sau 1 – 3 ngày làm việc.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam

Các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

  •  Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)
  •  Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
  •  Danh mục hàng hóa/dịch vụ tương ứng với nhãn hiệu
  •  Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí
  •  Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có)

Trường hợp chủ thể ủy quyền đăng ký cho đại diện Luật Việt Tín thì sẽ phải bổ sung thêm Giấy ủy quyền theo mẫu chúng tôi có sẵn.

Các bước đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Cục SHTT

Với hồ sơ đầy đủ các tài liệu nêu trên, quý khách có thể nộp trực tiếp hoặc gửi đường bưu điện tới địa chỉ Trụ sở Cục SHTT Việt Nam tại Hà Nội. Ngoài trụ sở tại Hà Nội, 2 văn phòng tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng sẽ tiếp nhận đơn và xử lý yêu cầu của quý khách.

Cũng như đăng ký nhãn hiệu cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam, nhãn hiệu của người nước ngoài sẽ được đăng ký theo quy trình sau:

– Thẩm định hình thức (1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn)

Cục sẽ xem xét các điều kiện về hình thức và thông báo chấp nhận đơn hợp lệ nếu đơn đáp ứng các điều kiện.

– Công bố đơn hợp lệ (2 tháng tính từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ)

Đơn sẽ được công bố trên công báo SHCN với nội dung là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo cùng mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa/dịch vụ.

– Thẩm định nội dung (9 tháng tính từ ngày đơn được công bố)

Cục sẽ xem xét nội dung đơn dựa vào các điều kiện quy định. Nếu đáp ứng các điều kiện đó thì người nộp đơn sẽ được thông báo quyết định cấp văn bằng và yêu cầu nộp phí cấp bằng.

– Cấp văn bằng (2 – 3 tháng tính từ ngày nộp lệ phí)

Ở các bước thẩm định hình thức và nội dung, nếu đơn không đáp ứng các điều kiện, Cục sẽ gửi thông báo từ chối kèm lý do và yêu cầu người nộp đơn phúc đáp trong thời hạn nhất định.

Nhãn hiệu sau khi được cấp bằng sẽ có hiệu lực trong 10 năm tính từ ngày Cục tiếp nhận đơn. Sau đó chủ thể có thể gia hạn thêm mà không hạn chế số lần, mỗi lần được gia hạn thêm 10 năm.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài của Luật Việt Tín

Đăng ký nhãn hiệu vốn đã là thủ tục phức tạp, đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài lại càng phức tạp hơn nữa. Do đó các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu thường lựa chọn ủy quyền cho các đơn vị đại diện SHTT. Trong đó, Luật Việt Tín là một trong những đơn vị được tin chọn nhất với dịch vụ đăng ký nhãn hiệu như sau:

  •  Tư vấn các vấn đề pháp lý về thủ tục và điều kiện đăng ký
  •  Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu
  •  Tư vấn nâng cao khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu
  •  Tư vấn hưởng quyền ưu tiên và ngày ưu tiên (nếu có)
  •  Soạn thảo hồ sơ và nộp lên Cục SHTT
  •  Theo dõi tiến trình đăng ký và thẩm định đơn tại Cục SHTT
  •  Đại diện xác lập quyền và phúc đáp các công văn từ Cục SHTT trong quá trình đăng ký.
  •  Tiếp nhận các thông báo từ Cục và báo về chủ sở hữu.
  •  Tiếp nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay khách hàng.

Trên đây là hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 89. Chuyên gia Luật Việt Tín sẽ giải đáp và hỗ trợ quý khách nhanh chóng nhất.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận