Thực tế kiểm tra liên ngành đối với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hiện nay?

Vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng là “bài toán khá nan giải” đối với cơ quan quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Để có thể tăng cường trách nhiệm quản lý VSATTP ở các cấp. Việc thực hiện kiểm tra liên ngành doanh nghiệp kịp thời sẽ giúp phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm về VSATTP, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm hay các bệnh mắc do sử dụng thực phẩm.

Hiện nay việc cải cách thủ tục kiểm tra liên ngành là một trong những giải pháp tạo thuận lợi, cho giá trị thương mại, nâng cao chỉ số giao dịch thương mại cho doanh nghiệp. Vậy vấn đề kiểm tra liên ngành doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm được quy định ra sao? Hãy bắt đầu cùng Luật Việt Tín hiểu về vấn đề này.

Tại sao phải thực hiện kiểm tra liên ngành doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm?

 Cùng với sự bùng nổ của hoạt động trên mạng xã hội cũng như các tiện ích của việc quảng cáo. Nguồn gốc chất lượng của sản phẩm được đưa vào thị trường Việt Nam thật khó để kiểm soát. Hiện tượng “vàng thau lẫn lộn” càng trở nên phổ biến hơn. 

Người tiêu dùng chỉ biết “phó mặc sức khỏe” của mình vào lựa chọn cảm tính. Họ không lường trước được nguy cơ phải sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đúng nhãn mác và tiềm ẩn nguy cơ kém chất lượng.

Bởi vậy để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe chính đáng cho người tiêu dùng Bộ Y tế đã ban hành những quy định kiểm tra thanh tra liên ngành. Thông qua việc tiến hành giám sát, kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Có đầy đủ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để đảm bảo duy trì điều kiện sản xuất đạt tiêu chuẩn, tạo ra các sản phẩm, thực phẩm chất lượng tốt, an toàn đối với người tiêu dùng. 

Bộ Y tế đã ban hành những quy định kiểm tra thanh tra liên ngành qua đó tiến hành giám sát, kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Bộ Y tế đã ban hành những quy định kiểm tra thanh tra liên ngành qua đó tiến hành giám sát, kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Những quy định dù đã có nhưng thực tế cho thấy hầu như các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thường khá “thờ ơ” và ít tìm hiểu những quy định này. Tâm lý “mất bò mới lo làm chuồng” dẫn đến tình trạng khi bị cơ quan chức năng “sờ gáy” doanh nghiệp mới vội vã đọc văn bản pháp luật. Đây là thực trạng chung tồn đọng nhiều tại Việt Nam. 

Kiểm tra liên ngành doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Thứ nhất: Việc thông báo kế hoạch kiểm tra.

  • Trước khi tiến hành kiểm tra liên ngành kinh doanh thực phẩm, cơ quan thẩm quyền cần phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Thời gian chất chậm nhất 01 ngày, trừ trường hợp doanh nghiệp được kiểm tra là doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh.
  • Cơ quan kiểm tra liên ngành được quyền kiểm tra đột xuất trong các trường hợp như:

+ Có dấu hiệu vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, sự cố vệ sinh an toàn thực phẩm, các tháng các đợt kiểm tra cao điểm,…

+ Khi đã có cảnh báo của tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến an toàn thực phẩm hoặc theo phản ánh của tổ chức cá nhân có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ hai: Nội dung kiểm tra

  • Kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp.

 Ví dụ: kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp có đúng danh mục không? hiệu lực còn không?…

  • Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có).
  • Các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh thực phẩm.
  • Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm có đúng hay không?
  • Việc tiến hành thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, quảng cáo thực phẩm,…có diễn ra không?
95% thực phẩm nhập khẩu thoát kiểm tra chuyên ngành
95% thực phẩm nhập khẩu thoát kiểm tra chuyên ngành

Thứ ba: Tần suất kiểm tra

  • Kiểm tra không được quá 02 lần/năm áp dụng đối với doanh nghiệp có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000 và tương đương được cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Kiểm tra không được quá 03 lần/năm áp dụng với doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cơ sở có đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Kiểm tra không được quá 04 lần/năm đối với các doanh nghiệp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Có thể nói khi bắt tay vào kinh doanh thực phẩm, ngoài việc tiến hành thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, công bố thực phẩm. Đòi hỏi doanh nghiệp cần thiết phải nắm rõ được những quy định của pháp luật. Vì vậy kiểm tra liên ngành doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chỉ là một hoạt động quản lý giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp. 

95% thực phẩm nhập khẩu thoát kiểm tra chuyên ngành
95% thực phẩm nhập khẩu thoát kiểm tra chuyên ngành

Để tránh gặp phải những vướng mắc pháp lý không đáng có mọi vướng mắc pháp lý mà quý khách hàng cần giải đáp hãy liên hệ ngay đến Luật Việt Tín để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết cũng như có thể yên tâm tuyệt đối vào dịch vụ pháp lý mà Việt Tín mang lại.