KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ KHÔNG?

Công ty tôi chuyên kinh doanh dòng thực phẩm ăn nhanh. Nay muốn mở rộng sang kinh doanh mảng thực phẩm. Tôi có thắc mắc rằng: Kinh doanh thực phẩm chức năng có bắt buộc phải đăng ký bản công bố không?  Tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan mà tôi mơ hồ quá không hiểu rõ và không phân loại được sản phẩm của mình thuộc nhóm nào?

1.Kinh doanh thực phẩm chức năng có phải đăng ký bản công bố không?

Căn cứ vào khoản 23 Điều 23 Luật An toàn thực phẩm: “23. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học”

Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ – CP Hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm:

“Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

  1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.”

Theo đó, Đối với sản phẩm thực phẩm chức năng được phân vào các nhóm nêu trên thì bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm; Những sản phẩm khác thì doanh nghiệp chỉ cần thực hiện tự công bố theo đúng quy định của pháp luật.

2.Hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm chức năng gồm có.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.
  • Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm còn hiệu lực 12 tháng kể từ ngày kiểm. Có đủ chỉ tiêu theo quy định của pháp luật đối với từng nhóm sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Đối với sản phẩm nhập khẩu).
  • Giấy chứng nhận GMP của nhà máy sản xuất.
  • Bản tiêu chuẩn sản phẩm do nhà máy ký tên đóng dấu.
  • Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm.
  • Nhãn chính của sản phẩm.

3.Kinh doanh thực phẩm chức năng không đăng ký có bị phạt hay không.

  • Căn cứ vào Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm: trường hợp không đăng ký bản công bố sản phẩm phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân tức từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Ngoài ra đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

Cần lưu ý để thực hiện việc xin cấp phép đầy đủ đúng quy định của pháp luật. Tránh trường hợp bị thu hồ sản phẩm và bị phạt hành chính nặng hơn có thể là chịu trách nhiệm hình sự.

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận