Kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào FDI

Chiều hôm qua (10/7/2017), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức buổi Công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý II/2017. Viện trưởng VEPR – Ông Nguyễn Đức Thành cho biết, trong quý II vừa qua dù đã có sự thay đổi song kết quả báo cáo cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn ngày càng phụ thuộc vào khu vực có vốn nước ngoài (FDI)

Cụ thể năm 2009, khi tỷ lệ xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 32,9% tổng xuất khẩu thì đến năm 2016, tỷ lệ này đã tăng lên 70,2% và không dừng lại ở đó, 6 tháng đầu năm 2017 vừa qua, tỷ lệ này lại tăng lên 72,4%. Ông Thành còn cho biết, trong những năm gần đây, vốn đầu tư toàn xã hội khu vực FDI tăng liên tục. Dù cuối năm 2016 có suy giảm song đến nửa đầu năm 2017 lại phục hồi khá mạnh. Song song với đó, nguồn nhân lực sử dụng cho các doanh nghiệp thành lập công ty 100% vốn nước ngoài cũng ngày một tăng trường cao và ngược lại, nguồn nhân lực sử dụng cho khu vực ngoài nhà nước đã giảm rất mạnh, nhất là trong 6 tháng vừa qua.

Kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào FDI

Tất cả những điều này cho thấy khu vực kinh tế trong nước đang yếu kém hơn nhiều so với khu vực FDI, nhất là từ khi đất nước ngày càng đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên VEPR dự báo trong 2 quý tiếp theo, khi bối cảnh kinh tế dần phục hồi, mức tăng trường sẽ ở mức 6,7% và 7,0%, góp ơhaanf đưa mức tăng trường cả năm lên 6,4%. Như vậy so với dự báo từ quý trước thì mức tăng trưởng này đã tăng lên 0,3%.

Đồng thời VEPR còn dự báo lạm phát năm nay sẽ ở dưới 2,5% do chính sách tiền tệ được thận trọng điều hành cộng thêm sức ảnh hưởng của cú sốc về giá thực phẩm. Cụ thể vào cuối quý III, lạm phát sẽ giảm xuống 1,8% rồi mới tăng lên 2,2% vào cuối năm.

Trước tình hình kinh tế như hiện nay, VEPR cho rằng Việt Nam cần phải xem xét lại cách thức tăng trưởng, phải xem xét lại những tư duy ngắn hạn như tăng thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân các công trình vốn đầu tư công… Những cách thức này có vẻ như không khả thi với nền kinh tế hiện nay, chỉ là những giải pháp mang tính chất đối phó. Còn về lạm phát, VEPR cho rằng Chính phủ cần phải chú trọng hơn trong điều chỉnh chính sách tiền tệ cũng như các chính sách liên quan. Chẳng hạn như điều chỉnh giá các dịch vụ công, nới rộng chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng…

Đối với chi ngân sách, VEPR nhận thấy Chính phủ cần phải thực hiện các biện pháp thắt chặt như tinh giảm biên chế, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước và nâng cao hiệ quả chi phí quản trị nhà nước để giải quyết thực trạng chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư. VEPR cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần phải cảnh giác với sự thay đổi trong chính sách tạo ra nhiều giấy phép con mới và những điều kiện mới.

Hiện nay trên thị trường tài chính thế giới, tín dụng tăng trưởng của Việt Nam đang ở mức cao, đưa tỷ lệ tín dụng/GDP tăng cao so với các quốc gia khác trong khu vực và thậm chí gần bằng giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2009. VEPR cho biết cần phải theo dõi chặt chẽ thực tế này và nếu vốn ngân sách được đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm thì có thể sẽ gây ra sức ép mới về lãi suất và thanh khoản.

Như vậy, để đạt sự bình ổn, VEPR cho rằng Ngân hàng nhà nước cần phải bổ sung phương tiện thanh toán và trong bối cảnh tín dụng cao hơn tiền gửi hiện nay, có thể năm 2018 khả năng lạm phát sẽ tăng cao hơn nữa.

Cuối cùng, VEPR đã đưa ra những lưu ý về khả năng xảy ra những rủi ro trên thị trường BĐS và chứng khoán khi tín dụng đang ngày một tăng trưởng bất thường.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận