Lưu ý khi soạn thảo biên bản đại hội đồng cổ đông

Hàng năm đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần phải tiến hành họp thường niên một năm một lần hoặc họp bất thường, mỗi phiên họp Đại hội đồng cổ đông đều phải có chủ tọa và thư ký phiên họp. Thư ký phiên họp có trách nhiệm ghi nhận lại toàn bộ nội dung cuộc họp, các vấn đề được thông qua và không được thông qua.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông là một trong giấy tờ cần phải có trong bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Bài viết sau đây Luật Việt Tín xin hướng dẫn khách hàng về cách viết biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.

I. CÁC TRƯỜNG HỢP HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Thứ nhất, họp thường niên mỗi năm một lần.

Theo quy định thì định kỳ trong vòng 4 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính công ty cổ phần phải tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp có khó khăn không thể sắp xếp được cuộc họp thì Hội đồng quản trị có thể đề nghị gia hạn thêm không quá 2 tháng nữa.

Thứ hai, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường theo yêu cầu của các đối tượng sau:

  • Hội đồng quản trị
  • Ban kiểm soát
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng

II. THÀNH VIÊN DỰ HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết đều có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông, chỉ trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại là không có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Chủ tịch Đại hội đồng cổ đông sẽ là Chủ tọa phiên họp, điều hành phiên họp.

Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm một người làm thư ký phiên họp, là người lập biên bản họp.

III. NỘI DUNG BIÊN BẢN HỌP

Biên bản họp Đại Hội đồng cổ đông phải bao gồm các thông tin sau:

  • Thông tin về doanh nghiệp: tên, địa chỉ trụ sở chính và mã số doanh nghiệp
  • Thông tin sơ bộ về cuộc họp: thời gian họp, địa điểm họp, chương trình và nội dung cuộc họp
  • Thông tin về chủ tọa và thư ký phiên họp: tên, ngày tháng năm sinh, số CMTND, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại.
  • Danh sách các thành viên tham gia họp.
  • Trình bày diễn biến cuộc họp: Vấn đề thông qua là gì, ý kiến của các thành viên dự họp về vấn đề đó, số phiếu biểu quyết thông qua, số phiếu không thông qua, kết luận có thông qua được nội dung đó không.

Biên bản phải được lập xong và thông qua trước khi kết thúc phiên họp, biên bản họp thì phải có chữ ký của Chủ tọa phiên họp và thư ký cuộc họp.

IV. MẪU BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN

————–

Số: 01/2017/BB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———–

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017

BIÊN BẢN CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. Tên doanh nghiệp:
  2. Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:
  3. Địa chỉ trụ sở chính:
  4. Thời gian họp: Hồi … giờ, ngày … / …/2017.
  5. Địa điểm họp: Tại trụ sở công ty
  6. Thành phần dự họp:
STT Tên Cổ đông Chức danh Số phiếu biểu quyết Số cổ phần sở hữu và đại diện Tỷ lệ (%)
1
2
3

Các cổ đông có mặt đầy đủ với số phiếu biểu quyết là …. phiếu, tương ứng với ….. cổ phần, đạt tỷ lệ 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty.

  1. Đại hội thống nhất bầu: + Ông/Bà ………Làm Chủ Tọa cuộc họp

+ Ông/Bà………..Làm Thư ký cuộc họp

  1. CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG VÀ DIỄN BIẾN CUỘC HỌP
  2. Chủ tọa khai mạc cuộc họp và trình bày mục đích tổ chức họp và các nội dung liên quan.
  3. Chủ tọa cuộc họp trình bày tờ trình chi tiết về việc Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh như sau:
  4. Sau khi thảo luận về nội dung như đã nêu tại mục 2, Đại Hội đồng cổ đông đã tiến hành biểu quyết về các vấn đề trên như sau:

– Ý kiến của các thành viên dự họp

– Số phiếu biểu quyết tán thành

  1. NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Trên cơ sở kết quả biểu quyết, Đại Hội đồng cổ đông Công ty quyết định.

ĐIỀU 1. ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI …………………….

ĐIỀU 2. Sửa đổi điều lệ công ty:

ĐIỀU 3: Giám đốc và các cán bộ, nhân viên của công ty có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục cần thiết để thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nêu trên.

ĐIỀU 4. Đại hội đồng cổ đông thống nhất cử Ông……………..– Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thay mặt và nhân danh Công ty trong việc thực hiện toàn bộ các công việc và thủ tục  liên quan đến việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp của Công ty. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, ông ………………….có thể ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục.

Biên bản này được đọc lại cho các thành viên nghe và thống nhất với nội dung trên. Biên bản được lập thành 03 bản (ba) và có giá trị pháp lý như nhau.

Buổi họp kết thúc vào …… giờ cùng ngày

CHỦ TỌA CUỘC HỌP

(Ký tên, đóng dấu công ty)

THƯ KÝ
 

 

 

 

 

CHỮ KÝ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tải về tại đây: mau-bien-ban-hop-dai-hoi-dong-co-dong-cong-ty-co-phan.docx