Mục tiêu của việc cải cách luật doanh nghiệp

Doanh nghiệp được coi là lực lường chủ yếu tạo ra sản phẩm, lợi nhuận cho nền kinh tế của mọi quốc gia, cũng như tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Do đó, khi nhà nước quyết định chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, định hướng cho xã hội chủ nghĩa, pháp luật về doanh nghiệp luôn được coi trọng, đổi mới để phù hợp với nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển hơn.

Tuy nhiên bộ luật Doanh nghiệp được sửa đổi năm 2005 vẫn còn những thiếu sót, gây phiền hà và tốn kém thời gian cho những Doanh nghiệp mới khởi sự, việc thành lập công ty và rút vốn khỏi thị trường vẫn còn  tốn kém, công việc quản lý doanh nghiệp còn nhiều phức tạp, chồng chéo làm cho chi phí thực hiện tăng thêm trong khi đó hiệu quả kinh doanh lại không cao. Chính vì vậy mà năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu, hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là chúng ta đang đi trái với hiến pháp năm 2013.

Chính vì những hạn chế đó, yêu cầu chung ta cần sửa đổi Luật Doanh nghiệp nhằm phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường Toàn cầu với mục tiêu chung làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Qua đó chúng ta sẽ thu hút được các nguồn lực và vốn đầu tư nhiều hơn vào sản xuất, kinh doanh giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Mục tiêu của việc cải cách luật doanh nghiệp

Trước những yếu cầu cấp thiết được đặt ra, Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2014, đã giải quyết được 6 mục tiêu đề ra là:

Thứ nhất, tạo những đột phá mới phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần thay đổi thể chế kinh tế thị trường còn lạc hậu của nước ta, nâng cao năng lực cạnh tranh công bằng, minh bạch trong môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm phát huy nguồn nội lực từ trong nước và thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Thứ hai, tạo thuận lợi hơn trong việc thành lập doanh nghiệp, đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư không phân biệt nhà đầu tư trong hay nước ngoài khi tiến hành thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, tham gia vào thì trường.

Thứ ba, tạo thuận lời, giảm chi phí, tạo cơ chế hoạt động linh hoạt, hiểu quả trong việc tổ chức đội ngũ quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp.

Thứ tư, bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông và các thành viên tham gia doanh nghiệp.

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi hơn và ít tốn kém hơn cho những doanh nghiệp, nhà đầu tư khi muốn rút khỏi thị trường.

Thứ sáu, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp.

Qua 6 mục tiêu trên chúng ta có thể  nhận thấy rằng nhà nước đang chú trọng và quan tâm tới doanh nghiệp, tạo điều kiện, môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận