Doanh nghiệp nên thuê kế toán hay tự làm kế toán?

Kế toán là toàn bộ các công việc ghi chép, xác nhận, tổng hợp, báo cáo và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì sau khi thành lập đều phải có kế toán. 

Hiện nay, hai hình thức kế toán được doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất là thuê kế toán và tự làm kế toán. Hai hình thức này có điểm gì khác nhau? Doanh nghiệp nên thuê dịch vụ kế toán hay tự làm kế toán? Hãy cùng Việt Tín tìm hiểu để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình.

Ảnh minh họa Kế toán
Ảnh minh họa Kế toán

Thuê kế toán 

Thuê kế toán là việc doanh nghiệp lựa chọn một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kế toán để giải quyết các công việc liên quan đến tài chính, kê khai, nộp thuế,… 

Hiện nay, thị trường dịch vụ kế toán đang ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp tìm đến dịch vụ này bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Cụ thể:

  • Chi phí: Phí nhân sự tùy thuộc vào số lượng công việc của doanh nghiệp, là khoản phí cố định trong nhiều năm. Doanh nghiệp không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào về trang thiết bị phục vụ hoạt động kế toán.
  • Tính chuyên nghiệp: Các đơn vị kế toán đều có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, nắm rõ các quy định pháp luật. 
  • Kết quả công việc đảm bảo. Doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về sai sót trong quá trình thực hiện các công việc kế toán. Bởi các đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm hoàn thành công việc đó cho doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm đó, khi doanh nghiệp thuê kế toán cũng sẽ gặp phải những hạn chế như:

  • Áp lực về chi phí nhân sự đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Nhân sự kế toán không làm việc tại doanh nghiệp, không thể linh hoạt thêm một số công việc khác.
Kế toán có vai trò rất lớn với doanh nghiệp
Kế toán có vai trò rất lớn với doanh nghiệp

Tự làm kế toán 

Hầu hết các doanh nghiệp lớn ở nước ta đều có một bộ phận kế toán riêng, tự làm kế toán. Bộ phận này sẽ tiến hành thu thập, xử lý các số liêu, thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác . Để từ đó giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra định hướng tài chính tốt nhất.

Doanh nghiệp tự làm kế toán yêu cầu phải có:

  • Hệ thống phần mềm kế toán riêng
  • Nhân sự kế toán đủ trình độ, chuyên môn. 
  • Trang thiết bị phục vụ hoạt động kế toán.

Hình thức tự làm kế toán có những ưu điểm nổi trội như:

  • Doanh nghiệp tự làm kế toán sẽ luôn nắm được tình hình hoạt động của công ty.
  • Bộ phận kế toán sẽ làm việc trực tiếp tại công ty. Do đó, các thông tin, số liệu của doanh nghiệp sẽ được thu thập, xử lý chính xác, kịp thời nhất. 
  • Đối với một số doanh nghiệp có số lượng công việc kế toán ít thì nhân sự kế toán có thể linh hoạt thực hiện thêm một số công việc khác.

Tuy nhiên, tự làm kế toán cũng tạo ra nhiều nhược điểm khi doanh nghiệp áp dụng hình thức này. Cụ thể:

  • Chi phí để lập và duy trì bộ phận kế toán trong doanh nghiệp là rất cao.
  • Doanh nghiệp phải tự tìm kiếm đội ngũ nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm về kế toán. Điều này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian.
  • Rủi ro trong công việc có thể xảy ra. Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai sót mà nhân viên kế toán thực hiện.

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty, hoàn thiện mọi thủ tục hồ sơ cho bạn

Vậy nên thuê kế toán hay tự làm kế toán?

Thuê kế toán và tự làm kế toán là hai hình thức riêng biệt được các doanh nghiệp lựa chọn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Việc nên thuê kế toán hay tự làm kế toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều đầu tiên, doanh nghiệp phải tự hiểu rõ quy mô và đặc điểm của mình. Sau đó cân nhắc đến lợi ích của việc lựa chọn hình thức kế toán nào rồi đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Nên thuê kế toán hay tự làm kế toán
Nên thuê kế toán hay tự làm kế toán?

Tùy thuộc vào từng thời kỳ kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp cần phải có quyết định đúng đắn đối với hoạt động kế toán. Doanh nghiệp cần linh hoạt để làm được điều đó,

Thực tế hiện nay cho thấy có một bộ phận kế toán nội bộ trong công ty là điều cần thiết. Bộ phận này sẽ giúp cơ cấu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo chiều hướng tích cực. Ngoài việc thực hiện công việc kế toán, các nhân viên kế toán cũng có thể đưa ra những lời khuyên, định hướng khách quan cho doanh nghiệp. 

Xem thêm: Thủ tục thuế sau khi thành lập công ty

Như vậy, có thể thấy hoạt động kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc để đưa ra quyết định hình thức kế toán phù hợp nhất cho mình.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận