Ngành thực phẩm cần chú trọng hơn nữa trong việc đăng ký nhãn hiệu

Từ ngày mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại với các quốc gia trên thế giới, ngành kinh tế Viêt Nam ngày càng có nhiều cơ hội tiến ra thị trường quốc tế, nhất là ngành thực phẩm bởi hàng hóa thực phẩm Việt Nam được người tiêu dùng các nước đánh giá rất cao về chất lượng. Không những được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài mà ngay cả trong nước, nhất là từ khi vận động chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngành thực phẩm ngày càng có sức hút đối với người tiêu dùng. Những lợi thế này chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm hiện nay.

Tuy nhiên cũng chính vì những nguyên nhân đó mà giữa các doanh nghiệp đã và đang xảy ra cạnh tranh khốc liệt. Nổi cộm lên là tình trạng làm giả, làm nhái, lợi dụng các nhãn hiệu lớn, được nhiều người ưa chuộng để thu lợi nhuận. Vì vậy hôm nay Luật Việt Tín chúng tôi sẽ cùng quý vị đi tìm hiểu về thực trạng xâm phạm nhãn hiệu đồng thời tìm ra giải pháp để đối phó, giải quyết cho các doanh nghiệp hiện nay.

Đăng ký nhãn hiệu ngành thực phẩm

Thực trạng xâm phạm nhãn hiệu thực phẩm hiện nay

Thực tế hiện nay đã và đang xảy ra rất nhiều vụ tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu thực phẩm và một trong những ví dụ điển hình nhất mà nhiều người biết đến là vụ mì tôm Hảo Hảo bị xâm phạm nhãn hiệu.

Nhãn hiệu “Hảo Hảo” được Acecook đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2005 và trở thành thương hiệu mì được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, ưa chuộng. Đến đầu năm 2015, Acecook phát hiện trên thị trường trôi nổi mì ăn liền “Hảo hạng, mì tôm chua cay” thuộc nhà sản xuất Asia Food. Acecook đã kiện ra tòa, buộc Asia Food chấm dứt hành vi xâm pham này và theo đó Asia Food đã phải đăng báo xin lỗi công khai đối với Acecook liên tiếp trong ba kỳ đồng thời bồi thường 700 triệu đồng thiệt hại.

Trong vụ việc này, Asia Food bị kết luận là xâm phạm nhãn hiệu mì Hảo Hảo bởi sử dụng nhãn hiệu “Hảo Hạng” tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo nên dù đã nhiều lần yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp lại nhưng kết quả vẫn không thay đổi.

Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ xâm phạm nhãn hiệu thực phẩm tại Việt Nam hiện nay và ngoài ra còn có rất nhiều vụ với mức độ xâm phạm từ nhỏ đến nghiêm trọng. Chẳng hạn như vụ Công ty TNHH thương mại dịch vụ Phở Hùng bị Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Huy Việt Nam xâm phạm nhãn hiệu “Phở Hùng”, vụ Công ty Liên doanh Bột Sài Gòn xâm phạm nhãn hiệu “Bột bánh bèo Hương Xưa” của Công ty Liên doanh bột mì Quốc tế…

Nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp

Tất cả những vụ việc nêu trên đều đã được cơ quan chức năng xử lý và xử phạt đối với các đối tượng có hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định pháp luật hiện hành. Đặt giả sử nếu như các chủ sở hữu nhãn hiệu không có Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay nói cách khác, nhãn hiệu không được pháp luật bảo hộ thì khi xảy ra các vụ việc như trên, họ đã không có căn cứ để bảo vệ tài sản trí tuệ mà mình đã bỏ công sức, tiền bạc để gây dựng bấy lâu.

Mặc dù hiện nay tình trạng thực phẩm làm giả, làm nhái còn diễn ra nhiều do thị trường khó kiểm soát nhưng nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và vươn ra thị trường quốc tế cần phải đề cao việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ ngay từ khi bắt đầu bởi:

  • Nhãn hiệu là yếu tố hàng đầu giúp phán biệt các sản phẩm hàng hóa cùng loại, giúp người tiêu dùng không bị nhầm lẫn.
  • Nhãn hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt và uy tín về sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.
  • Một khi nhãn hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường thì sẽ trở thành động lực để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Nhãn hiệu khi đã có vị thế trên thị trường sẽ là công cụ để doanh nghiệp mang về lợi nhuận lớn.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa, các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Acecook, Nestle, Ajnomoto, Kinh Đô, Dutch Lady… đã tiến hành bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hóa ngay từ ban đầu.

Như vậy ở bài viết này chúng ta đã tìm hiểu được khát quát về tình trạng xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa hiện nay trong ngành thực phẩm, đồng thời tìm ra giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp an tâm phát triển. Đó chính là phải chú trọng hơn nữa trong việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho các sản phẩm hàng hóa. Và để hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cũng như các vấn đề liên quan, quý khách vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn Luật Việt Tín theo Hotline 0978.635.623. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!