Ngành thực phẩm Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

Tính đến thời điểm hiện nay số lượng doanh nghiệp nước ngoài sở hữu các doanh nghiệp thực phẩm Việt đang ngày một tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm xuống hay dừng lại. Theo đánh giá của BMI Research, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ tăng gần 11% từ năm 2017 đến năm 2019.

Ngày 20/5/2017, Tập đoàn CJ Hàn Quốc (CL Cheil Jedang) đã chính thức trở thành cổ đông nắm giữ cổ phần lớn nhất tại Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (71,6%). Cầu Tre là một trong những thương hiệu lớn nhất của ngành thực phẩm Việt Nam. Trước đó CJ cũng đã được biết đến là nhà đầu tư lớn khi mua thương hiệu Minh Đạt, một doanh nghiệp sản xuất thịt viên nổi tiếng tại Việt Nam. Cùng với những thương hiệu nổi tiếng đó, CJ đã liên tục mua lại rất nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam.

Ngành thực phẩm Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

Việc CJ trở thành cổ đông lớn của Cầu Tre sẽ mang lại cơ hội về nguồn vốn cũng như công nghệ để nâng cao thương hiệu, đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm và mở rộng thị trường. Ngược lại về phía CJ cũng sẽ tận dụng được những thế mạnh và kinh nghiệp phát triển của Công ty Cầu Tre.

Không chỉ có CJ, tại Hàn Quốc tập đoàn Daesang Corp đã trở thành cái tên nhà đầu tư nước ngoài lớn đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam. Daesang đã mua lại 13 triệu cổ phiếu của công ty Đức Việt vào hồi tháng 3 vừa qua. Trước Daesang, Masan Food cũng đã mua cổ phần lớn tại Công ty Cholimex Food (32,8%) và đặc biệt đã mua 100% cổ phần Công ty Saigon Nutri Food.

Có thể thấy Hàn Quốc là quốc gia có số lượng nhà đầu tư vào ngành thực phẩm Việt Nam lớn nhất tính đến thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp từ Thái Lan, Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh tìm kiếm đối tác đầu tư kinh doanh về thực phẩm tại Việt Nam. Nhật Bản đã xuất khẩu thực phẩm vào nước ta lên tới 7,5 tỷ USD/năm và từ nay đến năm 2019, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 30%. Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản Jetro sẽ tiếp tục phối hợp với FamilyMart, Ministop và Aeon để thử nghiệm bán các sản phẩm thực phẩm của Nhật và đánh giá thị trường cũng như đẩy mạnh đưa thêm các sản phẩm mới vào thị trường Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, sự ổn định tăng trường kinh tế sẽ là nền tảng vững chắc cho ngành thực phẩm Việt Nam bùng nổ. Hiện nay ngành thực phẩm đang chiếm 15% trong tổng GDP và chưa có dấu hiệu ngừng tăng trưởng. Năm 2016 vừa qua, Nielsen Việt Nam cho biết thị trường thực phẩm của Việt nam đã có quy mô lớn, lên đến 30 tỷ USD.

Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài nhìn thấy tiềm năng và đẩy mạnh đầu tư vào ngành thực phẩm Việt Nam mà ngay cả các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước cũng nhận thấy cơ hội và triển khai tìm đối tác nước ngoài để tăng sức cạnh tranh, mở rộng quy mô trên thị trường. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sáp nhập với doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam không có nghĩa doanh nghiệp Việt Nam đang yếu đi và cần phải có sự giúp đỡ từ bên ngoài mà đơn giản là để tăng cường các vấn đề nội lực như vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng như các yếu tố cấn thiết để đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh hơn, cạnh tranh mạnh hơn và đáp ứng nhu cầu người yêu dùng tốt hơn nữa.

Sức hấp dẫn từ ngành nghề kinh doanh thực phẩm Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng và thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ bởi Việt Nam sở hữu thị trường nội địa với dân số đông đúc (hơn 90 triệu dân) và hơn nữa khả năng chi tiêu cho thực phẩm của người dân đang được cải thiện rõ rệt từng ngày.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận