Người tiêu dùng cần cảnh giác với quảng cáo thực phẩm chức năng!

Hiện nay, trên cả nước có gần 4.000 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thực phẩm chức năng với hơn 20.000 loại sản phẩm đã được công bố. Với sức ép cạnh tranh gay gắt khiến các doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh công việc quảng cáo thực phẩm chức năng, thậm chí họ còn áp dụng những chiêu trò nhằm thổi phồng công dụng của mặt hàng này. Do vậy người tiêu dùng cần phải cảnh giác trước “những lời có cánh” để tránh rước họa vào thân, tiền mất tật mang.

Các chiêu trò của doanh nghiệp trong quảng cáo

Lách luật để quảng cáo

Theo Thông tư số 08/2013/TT-BYT, ban hành ngày 13-03-2013, Bộ Y tế đã nêu rõ nội dung quảng cáo trên những phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, poster, áp phích phải nêu đúng công dụng của sản phẩm đã được công bố chất lượng sản phẩm. Đối với việc quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải có dòng chữ “sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Tuy nhiên để bán được sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã không từ thủ đoạn quảng bá, tạo sự chú ý với người dùng.

Đăng thư cảm ơn hoặc chia sẻ cảm nhận của người dùng

Đây là hình thức quảng cáo thực phẩm chức năng đang rất phổ biến nhất. Thường những bài viết về trải nghiệm của người dùng có nội dung trước khi sử dụng sản phẩm thì đều khổ sở với bệnh tật, sau khi sử dụng sản phẩm thì bệnh tình đã được thuyên giảm, khỏi hẳn. Tất cả những bài chia sẻ này đều dẫn tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh cụ thể của nhân vật, khiến người tiêu dùng dễ dàng tin rằng loại thực phẩm chức năng đó được đề cập có công dụng chữa bệnh.

Nên hay không nên tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng?

Ví dụ: Sản phẩm Ancan được quảng cáo là bào chế từ các loại thảo dược quý, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, các bệnh mãn tính. Đặc biệt trên một website còn có mục “Chia sẻ trải nghiệm” dành cho những “nhân vật” đã khỏi bệnh sau khi dùng sản phẩm này.Trong đó có một đoạn chia sẻ của một người tên Nguyễn Thị Th. (Hà Nội) bị u xơ cổ tử cung vào cuối năm 2013. Bác sĩ chỉ định phải mổ ngay lập tức. Nhưng thay vì phẫu thuật, bệnh nhân đã tin dùng sản phẩm Ancan và sau 3 tháng sử dụng, bà Th. xét nghiệm lại, kết quả cho thấy khối u còn lại rất nhỏ, không đáng kể.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong số các hành vi vi phạm liên quan tới thực phẩm chức năng mà cơ quan quản lý phát hiện được thì vi phạm về quảng cáo chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó dạng vi phạm thường thấy là quảng cáo khi chưa được sự thẩm định của cơ quan y tế, quảng cáo quá nội dung được phê duyệt, ghi nhãn sai quy định. Tính riêng trong năm 2016, Cục An toàn thực phẩm đã xử lý 89 cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng với tổng số tiền phạt hơn 5,7 tỷ đồng, trong đó có 54 cơ sở đã vi phạm về quảng cáo (chiếm 60,6%).

Nội dung quảng cáo không chính xác, dễ gây hiểu lầm, thổi phồng sự thật

Không chỉ lách luật để quảng cáo thông qua những đoạn chia sẻ về trải nghiệm người dùng một cách thái quá, nhiều doanh nghiệp còn công khai đăng quảng cáo với nội dung sai sự thật, gây hiểu lầm. Bởi người tiêu dùng thường khó phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc. Lợi dụng điều này doanh nghiệp đã và ra sức quảng cáo, kết quả là có rất nhiều loại thực phẩm chức năng được xem như thần dược, áp giá “trên trời.

Tinh vi hơn, một số doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng trên đài truyền hình là có tác dụng chưa bệnh này bệnh kia, ở cuối cũng vẫn có câu “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” nhưng nói rất nhanh.

Người tiêu dùng không hiểu rõ coi đó là một loại thuốc quý, sử dụng mà không khám chữa hay dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng họ không biết sự thật là thực phẩm chức năng họ đang dùng chỉ tác dụng hỗ trợ phục hồi chứ không có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo.

Cẩn trọng với quảng cáo thực phẩm chức năng

Chuyện thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng không phải là mới, đã được dư luận cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ngày càng xuất hiện nhiều quảng cáo sai lệch sự thật trên một số website và mạng xã hội. Và các cơ quan quản lý chưa hề đưa ra được giải pháp ngăn chặn và quản lý hiệu quả.

Như vậy, trước sự hỗ loạn của thị trường thực phẩm chức năng người tiêu dùng hãy sáng suốt khi lựa chọn, sử dụng thực phẩm chức năng. Nên đến các cơ sở kinh doanh hợp pháp, cơ sở lớn có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định để mua sản phẩm. Hạn chế tối đa việc mua hàng trên các trang mạng quảng cáo không chính thống hoặc nghe theo bạn bè hướng dẫn. Đồng thời khi mua thực phẩm chức năng cần chú ý đến các thông tin về bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng.

Vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng
Quảng cáo thực phẩm chức năng

Theo quy định của Chính phủ, sản phẩm thực phẩm chức năng chỉ có thể lưu hành tự do khi được tổ chức, cá nhân thực hiện công bố sản phẩm và được cơ quan nhà nước cấp giấy công bố. Việc thực hiện công bố thực phẩm chức năng không chỉ bảo vệ người tiêu dùng mà còn mở ra nhiều cơ hội lớn trong kinh doanh nên đang được hầu hết các cơ sở chấp hành.  Người tiêu dùng có thể tra thông tin sản phẩm để biết xuất xứ, chất lượng có đạt hay không bằng cách xem số công bố của sản phẩm.

Qua đây, chúng tôi muốn khuyên người tiêu dùng nên cẩn trọng với những thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng thổi phồng sự thật về các sản phẩm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân. Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, nếu có nhu cầu công bố sản phẩm để tự do kinh doanh mà không sợ bị phạt thì hãy liên hệ với Việt Tín ngay để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ làm thủ tục từ A đến Z.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận