Đâu là loại hình kinh doanh phù hợp: Hộ kinh doanh gia đình hay doanh nghiệp tư nhân?

Trong kinh doanh, lựa chọn loại hình kinh doanh đúng, phù hợp với mục đích phát triển đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của đơn vị. Với mô hình kinh doanh nhỏ, rất nhỏ hay vừa, loại hình thường được áp dụng là hộ kinh doanh gia đình hoặc doanh nghiệp tư nhân. Trong đó nhiều người hay nhầm lẫn giữa 2 loại hình này. Vì vậy nội dung bài viết hôm nay Việt Tín sẽ cùng bạn làm rõ sự nhầm lẫn, phân biệt và đưa ra lời khuyên chọn loại hình kinh doanh phù hợp cho đơn vị.

Phân biệt hộ kinh doanh gia đình và doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều là loại hình kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được phát hành chứng khoán, không được phép xuất – nhập khẩu. Ở đó chủ thể đăng ký kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn (chịu toàn bộ trách nhiệm) với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tức “được ăn cả, ngã về không”. Tiêu chí để phân biệt 2 loại hình này gồm:

Chủ thể thành lập

  • Hộ kinh doanh gia đình: Do cá nhân là công dân người Việt hoặc một nhóm, một hộ gia đình cùng nhau làm chủ, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm tuyệt đối về hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, tự bỏ vốn và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Không bắt buộc là người Việt nam, nhưng phải trên 18 tuổi và đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
Các điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh gia đình

Quy mô kinh doanh

  • Hộ kinh doanh cá thể: Quy mô nhỏ, rất nhỏ. Phải đặt cơ sở tại một địa điểm cố định (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, địa điểm tạm trú hay nơi thường xuyên buôn bán). Nếu là mô hình lưu động phải có thông báo với cơ quan quản lý, cơ quan thuế.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Quy mô nhỏ nhưng lớn hơn hộ kinh doanh. Không giới hạn quy định về vốn hay địa điểm kinh doanh (được mở nhiều địa điểm, chi nhánh).

Số lượng người làm

  • Hộ kinh doanh cá thể: Điểm khác biệt nhất để phân biệt 2 loại hình kinh doanh này. hộ gia đình chỉ được phép thuê nhân công dưới 10 người, từ 10 người trở lên bắt buộc phải chuyển sang doanh nghiệp tư nhân hoặc loại hình khác.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Số người làm không hạn chế, có thể từ 1 người và cũng có thể hàng trăm người.

Điều kiện kinh doanh

  • Hộ kinh doanh gia đình: Đăng ký kinh doanh ở cơ quan chức năng cấp huyện. Chỉ cần đăng ký với một số trường hợp nhất định, không phải trường hợp buôn bán nào cũng phải đăng ký kinh doanh. Không yêu cầu sử dụng con dấu. Không được bán hay cho thuê hộ kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Đăng ký kinh doanh ở cơ quan chức năng cấp tỉnh trong tất cả các trường hợp. Bắt buộc có con dấu được cấp bởi cơ quan công an. Có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể

  • Hộ kinh doanh cá thể: Không áp dụng hình thức phá sản/ giải thể. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh chủ thể thành lập chỉ cần nộp lại Giấy đăng ký kinh doanh cho cơ quan cấp giấy.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Tiến hành giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phá sản theo Luật Phá sản.

Ưu điểm loại hình

  • Hộ kinh doanh cá thể: Quy mô gọn nhẹ, giấy tờ pháp lý đơn giản, mức thuế thấp hơn, thích hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Quyền lực tập trung trong tay 1 người, dễ đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh, ít chịu ràng buộc bởi pháp luật như những loại hình khác. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn hộ kinh doanh cá thể.

Nhược điểm loại hình

  • Hộ kinh doanh cá thể: Hoạt động theo tính chất manh mún, khó mở rộng và phát triển xa được.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Mức độ rủi ro cao khi phải chịu toàn bộ trách nhiệm với tài sản của doanh nghiệp (không chỉ dừng lại ở số vốn góp của chủ thể kinh doanh).

Dựa vào đâu để lựa chọn 2 loại hình: Hộ kinh doanh cá thể và thành lập doanh nghiệp?

Dựa vào điểm khác biệt cũng như kết quả đánh giá ưu nhược điểm của 2 loại hình kinh doanh trên, có lẽ bạn cũng đã dần có câu trả lời cho mình. Bên cạnh tiêu chí đặc điểm của từng loại hình, khi lựa chọn hộ kinh doanh gia đình hay doanh nghiệp bạn cũng cần bổ sung thêm các tiêu chí như vốn điều lệ; mức độ rủi ro; ngành nghề đăng ký trước khi đưa ra quyết định.

Bổ sung thêm các tiêu chí như vốn điều lệ; mức độ rủi ro; ngành nghề đăng ký trước khi lựa chọn loại hình kinh doanh cho đơn vị mình

Vốn điều lệ

Đây là số tiền do cá nhân hay các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Số vốn này hiện chưa được quy định mức tối đa và tối thiểu. Tuy nhiên bạn không nên chọn mức vốn quá thấp vì sẽ làm cho đối tác ít tin tưởng. Cũng không nên chọn mức vốn cao hơn khả năng vì khi gặp rủi ro bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với đúng số tiền đã đăng ký lúc đầu.

Mức độ rủi ro

Bởi cả kinh doanh hộ gia đình hay doanh nghiệp tư nhân đều không có tư cách pháp nhân nên khi gặp rủi ro bạn sẽ phải chịu mất hết vốn hay bồi thường toàn bộ số nợ. Quy mô của doanh nghiệp lớn hơn tương đương mức độ rủi ro của bạn cao hơn. Điều này cũng được áp dụng khi chọn các loại hình kinh doanh khác: vốn góp tập thể khi gặp rủi ro sẽ an toàn hơn với vốn góp cá nhân.

Ngành nghề kinh doanh

Nếu bạn chỉ mở một tiệm tạp hóa, một quán gội đầu, một quầy thuốc nhỏ  hay một ngành nghề dịch vụ, buôn bán nào khác mà không có ý định mở rộng. Bạn nên chọn mô hình kinh doanh theo hộ. Còn nếu bạn không muốn dừng lại ở đó, có ý định phát triển xa hơn, mở rộng chi nhánh, kinh doanh chuỗi thì xuất phát từ doanh nghiệp tư nhân là một lựa chọn thông minh.

Với những chia sẻ trên đây, Việt Tín mong rằng đã phần nào giúp các bạn làm rõ, tránh nhầm lẫn giữa hộ kinh doanh gia đình và doanh nghiệp tư nhân. Là đơn vị pháp lý uy tín tại Hà Nội hiện Việt Tín đang cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các thủ tục pháp lý, hãy nhấc máy liên hệ theo số 0978 635 623 – 0979 716 586  để được tư vấn nhanh nhất nhé!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận