Mở quầy thuốc tây và vấn đề pháp lý cần quan tâm

Khác với việc kinh doanh mỹ phẩm, bán đồ chơi trẻ em hay mở quán trà sữa,… để mở quầy thuốc tây bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề dược sĩ với thâm niên tối thiểu 18 tháng. Bên cạnh đó cần có các giấy phép như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc tây và các yêu cầu pháp lý khác theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam.

Chứng chỉ hành nghề dược sĩ – Ai được phép mở cửa hàng kinh doanh thuốc tây?

Để mở quầy thuốc tây hay bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác, vấn đề pháp lý là việc quan trọng hàng đầu. Trong đó điều kiện trước tiên là bản thân chủ cửa hàng bán lẻ thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau theo Luật Dược 2016:

  • Phải có đủ bằng cấp về dược.
  • Phải có đủ thời gian thực hành chuyên môn về dược tại cơ sở dược thích hợp.
Không phải ai cũng được phép mở quầy thuốc tây bởi cần phải có bằng cấp và đủ thời gian hành nghề theo quy định

Cụ thể hơn:

– Nếu mở quầy thuốc tây: Chủ quầy phải có bằng đại học/ cao đẳng/ trung cấp ngành dược; kèm theo 18 tháng thực hành chuyên môn.

– Nếu mở nhà thuốc: Chủ cơ sở phải có bằng đại học ngành dược; kèm theo 24 tháng thực hành chuyên môn.

– Nếu mở một tủ thuốc đặt tại trạm y tế xã: Người đại diện phải có bằng đại học/ cao đẳng/ trung cấp ngành dược hoặc các chứng chỉ sơ cấp dược; kèm theo 12 tháng thực hành chuyên môn. Riêng với trạm y tế ở xã vùng cao, hải đảo, vùng khó khăn chấp nhận  bằng đại học/ cao đẳng/ trung cấp ngành y.

Ngoài ra, trường hợp bạn là người học trái ngành, không có bằng cấp chuyên về dược. Muốn mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm thuốc bạn sẽ cần thuê người đủ điều kiện trên rồi nhờ họ đứng tên đăng ký kinh doanh để có thể buôn bán. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích.

Chứng nhận đủ điều kiện mở quầy thuốc tây

Vấn đề pháp lý cần quan tâm tiếp theo là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thuốc tây cấp bởi Sở Y tế địa phương. Trong đó phải đảm bảo các điều kiện về địa điểm và trang thiết bị cần thiết.

– Về địa điểm:

  • Diện tích cửa hàng tối thiểu 15m2;
  • Đặt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, cao ráo;
  • Trần nhà bê tông hoặc có lớp chống nóng hoặc có điều hòa để bảo quản thuốc trong điều kiện tốt nhất.

– Về trang thiết bị:

  • Có các tủ, khay, quầy bảo quản và đặt thuốc;
  • Để riêng các thuốc gây nghiện, thuốc tâm thần ra tủ chuyên biêt;
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Đăng ký giấy phép kinh doanh dược phẩm

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, việc tiếp theo là làm đơn đăng ký kinh doanh dược phẩm nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND nơi đặt quầy thuốc. Để mở quầy thuốc tây, loại hình kinh doanh chủ yếu được lựa chọn và bạn cũng nên chọn là kinh doanh hộ gia đình. Quy định về giấy phép đăng ký được đưa ra tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

Các vấn đề pháp lý cần quan tâm khi mở quầy thuốc tây tại Việt Nam

Quy trình xin giấy phép đăng ký kinh doanh gồm các bước: Nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và đáng giá thực tế cơ sở kinh doanh.

Thời gian đăng ký và nhận kết quả là 30 ngày kể từ ngày có Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau khi được cấp giấy phép, 5 ngày sau đó cơ quan chức năng sẽ đăng tải thông tin lên Cổng thông tin điện tử để bạn tiện tra cứu khi cần.

Như vậy tổng kết các vấn đề pháp lý mở quầy bán thuốc tây bạn cần quan tâm gồm:

  1. Chứng chỉ hành nghề: Có bằng cấp ngành dược và thực hành 18 tháng trong nghề;
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện mở quầy thuốc;
  3. Giấy phép đăng ký kinh doanh.

Mọi vấn đề pháp lý liên quan đến mở cửa hàng kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, đăng ký giấy phép,… bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư của Việt Tín theo số 0978 635 623 để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn thuận lợi trong kế hoạch mở quầy thuốc tây của mình!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận