Quảng cáo mỳ ăn liền có gì sai lệch so với sản phẩm thực tế

Ngày nay để tìm mua một sản phẩm mì ăn liền bạn có vô số lựa chọn, từ thương hiệu trong nước đến nước ngoài, từ hãng mì truyền thống đến những sản phẩm mì gói hiện đại. Đa phần thương hiệu nào chịu đầu tư cho quảng cáo mỳ ăn liền, thương hiệu đó sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn của người tiêu dùng. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng những gì trên quảng cáo thường chỉ mang tính chất minh họa và có phần sai lệch so với thực tế. Vậy thực hư là như thế nào? Hãy cùng Việt Tín làm rõ!

Quảng cáo mỳ ăn liền hiện nay

Như đã nêu ở trên với một đất nước mà tiềm năng của thị trường mỳ gói lớn như Việt Nam. Miếng bánh thị phần là “cuộc chiến khốc liệt” giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

Có thể thấy để có thể giành giật từng “mét vuông thị trường”, hàng loạt các hãng mỳ ăn liền đã lao vào cuộc đua. Bên cạnh việc hoàn thiện về chất lượng sản phẩm doanh nghiệp tạo nên các khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người dùng. Đặc biệt hơn trên từng thước phim quảng cáo doanh nghiệp sử dụng hình ảnh ca sĩ, diễn viên nghệ sĩ nổi tiếng như: Hoài Linh, Tóc Tiên, Đan Trường,… để lôi kéo các fan mua hàng.

Chi phí cho mỗi quảng cáo tính bằng giây. Đồng nghĩa bằng dẫn tới các “thượng đế” sẽ phải “chi” thêm một khoản tiền không hề nhỏ cho cuộc chiến giành thị trường của… “giới chủ mỳ tôm”. Tuy nhiên “cuộc chiến thương mại” là vậy còn thực tế không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu đơn giản rằng “quảng cáo vẫn chỉ là quảng cáo”.

Có đúng là “những gì trên quảng cáo thường chỉ mang tính chất minh họa và có phần sai lệch so với thực tế”?

Thực tế sản phẩm

Có thể thấy dễ dàng các thương hiệu mỳ gói như Hảo Hảo, Omachi, Kokomi hay các thương hiệu mì gói nổi tiếng đều nhấn vào việc “ngon, bổ, giá rẻ”, “mỳ dai rất thích”, “Hương vị đậm đà”, “Công nghệ Nhật Bản”, ăn nhanh sau 1 phút 30 giây,… Cùng với đó, những hình ảnh bắt mắt, khơi dậy mùi thơm hấp dẫn lôi cuốn người xem sẽ khiến người tiêu dùng chú ý, thèm muốn được một lần nếm, thưởng thức. 

Điều đó giải thích cho việc gọi mỳ gói – mỳ ăn liền được gọi vui là mỳ tôm nhưng không hề có con tôm nào trong đó. Các doanh nghiệp chỉ quảng cáo về các mặt tích cực của sản phẩm mỳ gói, khuếch đại các hình ảnh quảng cáo sản phẩm trên truyền hình, khiến cho nhiều người lầm tưởng về sản phẩm. Trên bao bì của sản phẩm, người đọc phải để ý rất kỹ mới nhìn thấy dòng chữ: “Hình ảnh trên bao bì chỉ mang tính chất minh họa cho sản phẩm”. Việc quảng cáo như vậy là quá phóng đại, đây chính là hình thức lừa dối người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm.

Tuy nhiên không hề có quảng cáo nào đả động tới tác hại của việc lạm dụng mỳ ăn liền. Đối với doanh nghiệp sản xuất, quảng cáo là “phương tiện” tốt để tiếp cận khách hàng, nhưng đối với người sử dụng quảng cáo lại như “bùa trú”, kích thích cảm giác thèm thuồng của họ. Khi người tiêu dùng lạm dụng ăn nhiều mỳ tôm, mỳ ăn liền thì chính họ là người gánh các căn bệnh do mỳ gây ra.

Thành phần mỳ gói chủ yếu là bột và rất nhiều chất béo bão hòa, nhất là chất béo chuyển hóa (trans fat), các chất này được tạo ra khi chiên trong các loại dầu ăn rồi sấy khô, ăn nhiều có nguy cơ gây ra các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, cao huyết áp, mỡ máu, các bệnh về tim mạch,… Nguy hiểm hơn, chất béo này có thể gây rối loạn chuyển hóa có khả năng gây ung thư.

Hơn nữa bản thân trong thành phần mỳ ăn liền rất nhiều muối, việc dư thừa hàm lượng muối do ăn mỳ nhiều tăng nguy cơ cao các vấn đề về huyết áp, tim mạch. Ngoài ra, có thể rối loạn chức năng thận và tăng nguy cơ sỏi thận…

Xem thêm: Công bố chất lượng đối với sản phẩm mỳ ăn liền nhập khẩu

Giải quyết vấn đề

Với việc không thống nhất giữa quảng cáo mỳ ăn liền và thực tế sản phẩm như hiện nay, cách giải quyết được chỉ ra với từng đối tượng.

Người tiêu dùng

Là người trực tiếp sử dụng, bạn hãy là người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn sản phẩm mỳ gói bằng cách đọc kỹ các thông tin sản phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa khuyến cáo: “Người tiêu dùng nên ăn mỳ ăn liền với tốc độ vừa phải, một tuần ăn vài gói không sao nhưng ăn nhiều hơn không có lợi cho sức khỏe”.

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, các gia đình cần bổ sung thêm các thức ăn chứa chất đạm và rau xanh để ăn cùng với mỳ tôm. Khi chỉ ăn mì gói cơ thể sẽ thiếu đi các dưỡng chất cần thiết khác như vitamin trong rau quả, protein trong thịt, cá… Dù các sản phẩm mỳ ăn liền ngon, tiện ích nhanh chóng, nhưng việc hạn chế ăn chúng là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Cơ quan chức năng

Đối với cơ quan chức năng cần phải phát hiện các hành vi sai phạm từ việc: công bố sản phẩm, sản xuất, quảng cáo… Cần có chế tài, những biện pháp xử phạt việc quảng cáo phóng đại sản phẩm, làm cho người dùng dễ nhầm lẫn, hiểu sai bản chất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền

Chính doanh nghiệp nên hạn chế việc quảng cáo cũng như chú thích thêm vấn đề tác hại đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Đồng thời cần phải đi đôi với chất lượng các khâu sản xuất vận hành sản phẩm đảm bảo quy trình chất lượng.

Qua bài viết có thể thấy quảng cáo mỳ ăn liền và thực tế sản phẩm cần đi đôi với nhau để cùng hoàn thiện sản phẩm. Qua đó đảm bảo được quyền lợi cho người tiêu dùng. Các thắc mắc về luật quảng cáo, quy định về nội dung quảng cáo hay công bố sản phẩm quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Việt Tín để được tư vấn đầy đủ chi tiết chính xác nhất.

Đọc thêm: “Công bố thực phẩm nhanh, hiệu quả 99,99%, bạn đã biết chưa?