Quy định an toàn thực phẩm – Dưới góc độ của người tiêu dùng

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã, đang và luôn là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Các vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.

Bởi vậy nhà nước đã ban hành ra các quy định an toàn thực phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để một mặt đảm bảo cho quyền lợi người dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; mặt khác không quên vai trò, trách nhiệm giám sát, kiểm soat chất lượng sản phẩm của mình.

Các quy định về An toàn thực phẩm

Như đã đề cập ở trên có thể thấy được việc quy định an toàn vệ sinh thực phẩm thực sự cần thiết và đã được quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

Theo đó điều luật quy định các vấn đề pháp lý như sau:

  • Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm.
  • Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm, điều kiện cần thiết khi xuất – nhập khẩu các loại thực phẩm;
  • Quy định các vấn đề về quảng cáo sản phẩm, ghi nhãn thực phẩm;
  • Quy định về kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp;
  • Phân tích các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn thực phẩm;
  • Cách thức phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục trong trường hợp xảy ra sự cố vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giáo dục, truyền thông, cung cấp các thông tin về an toàn thực phẩm;
  • Phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy định pháp luật về an toàn thực phẩm dưới góc độ người tiêu dùng

Không chỉ dừng lại ở Luật An toàn thực phẩm. Nhà nước ta cũng ban hành rất nhiều văn bản pháp luật liên quan để điều chỉnh,hướng dẫn, quản lý… vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm như: Nghị định 178/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm; Thông tư số 17/2016/TT-BYT có quy định về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn; Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa sản phẩm…..

Việt Nam đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo các cấp độ từ trên xuống dưới, bao trùm lên các vấn đề có liên quan đến an toàn thực phẩm phù hợp với Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Có thể nói việc ra được những văn bản pháp luật đã góp phần minh bạch hóa các quy định pháp luật. Cũng như lược bớt được những tồn đọng vướng mắc cần tháo gỡ. Tuy nhiên các quy định này thực tế vẫn “nằm trên giấy” khá lâu do nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được việc cần làm để thực hiện đầy đủ. 

Nếu như các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ. Rõ ràng “quy định an toàn thực phẩm” không chỉ hướng tới lợi ích của doanh nghiệp mà đó còn là “kim chỉ nam” hướng tới đảm bảo lợi ích cho sức khỏe, an toàn cho người tiêu dùng. 

Quy định An toàn thực phẩm đã thực sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Quy định pháp luật rõ ràng là một chuyện, nhưng kết quả thực hiện lại là chuyện khác. Cùng xét đến một số tình trạng sai phạm khi công bố thực phẩm, công bố chất lượng thực phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sau: 

  • Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm sử dụng chất phụ gia thực phẩm không nằm trong danh mục chất được phép sử dụng theo quy định pháp luật để chế biến thực phẩm.
  • Còn quá nhiều sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường. Thậm chí có những sản phẩm đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm có uy tín nhưng khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra vẫn phát hiện sai phạm trên chính những sản phẩm đó. Điều này gây “hoang mang” lớn cho người tiêu dùng.
  • Một số sản phẩm như thực phẩm chức năng đang lưu hành trên thị trường còn ghi thông tin thiếu trung thực, sai sự thật dễ gây nhầm lẫn đáng tiếc. Hay nhãn hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm còn chưa phù hợp với quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP….
  • Nhiều cơ sở không có giấy phép sản xuất, cũng như cơ sở vật chất không đảm bảo được yêu cầu quy trình thực hiện, không đủ tiêu chuẩn về lao động, trình độ…

Như vậy, có thể thấy tình trạng vi phạm quy định an toàn thực phẩm vẫn diễn ra thường trực, khó kiểm soát ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Dù quy định của pháp luật khá đầy đủ, nhưng vấn đề thực thi trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, ngoài việc tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, thì cũng cần sự chủ động của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác trong xã hội cũng cần nâng cao ý thức về vấn đề này. 

Quy định an toàn thực phẩm - Dưới góc độ của người tiêu dùng
Quy định an toàn thực phẩm – Dưới góc độ của người tiêu dùng

Mọi ý kiến thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến quy định an toàn thực phẩm, dịch vụ công bố thực phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Việt Tín để được giải đáp. Với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng hồ sơ công bố thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng tôi tin sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng!