Quy định chung về tem rượu nhập khẩu

Rượu nhập khẩu bắt buộc phải dán tem trước khi đưa ra thị trường Việt Nam. Việc các doanh nghiệp công bố sản phẩm rượu và đơn đề nghị mua tem rượu nhập khẩu là điều cần thiết. Mọi vướng mắc trong quá trình làm đơn xin tem dán rượu nhập khẩu cần hỗ trợ tư vấn quý khách liên hệ với Luật Việt Tín.

Rượu được xem là nhóm sản phẩm tiêu thụ đặc biệt. Do đó quy chế pháp lý cũng tương đối chặt chẽ. Để đưa được rượu về Việt Nam phân phối thì doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều quy định: 

+ Xin công văn giải tỏa hàng mẫu (Cục an toàn thực phẩm cấp)

+ công bố rượu nhập khẩu (Do Cục An toàn thực phẩm cấp) 

+ Giấy phép phân phối rượu (Do Bộ Công Thương cấp)

+ Dán tem trên bao bì của sản phẩm. 

Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn cũng như giải đáp mọi thắc mắc về mặt thủ tục hành chính. Luật Việt Tín xin chia sẻ đến qúy khách hàng một số thông tin liên quan về mặt pháp lý đối với tem rượu nhập khẩu.

Việt nam là thị trường tiêu thụ rượu cực kỳ cao, lọt hàng top trên thế giới nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư vào kinh doanh, sản xuất rượu.
Việt nam là thị trường tiêu thụ rượu cực kỳ cao, lọt hàng top trên thế giới nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư vào kinh doanh, sản xuất rượu.

Nội dung quy định về tem dán rượu nhập khẩu

Đối với sản phẩm rượu đóng chai nhập khẩu qua các cửa khẩu, việc dán tem do doanh nghiệp thực hiện dưới sự giám sát của công chức hải quan tại nơi kiểm tra thực tế hàng hóa. Doanh nghiệp cần nộp báo cáo tình hình sử dụng tem rượu nhập khẩu sau khi việc nhập hàng kết thúc rồi gửi cho cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ giám sát trước khi hàng hóa được thông quan.

Trường hợp nhập khẩu thành phần rượu về đóng chai trong nước thì cơ quan hải quan thực hiện bán tem rượu nhập khẩu theo quy định. 

  • Việc dán tem được thực hiện tại cơ sở đóng chai, do doanh nghiệp thực hiện và tự chịu trách nhiệm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. 
  • Cán bộ hải quan bán tem có trách nhiệm quyết toán tem rượu nhập khẩu với đơn vị cấp tem, và quyết toán không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được thông quan. 
  • Doanh nghiệp lập báo cáo tình hình sử dụng tem rượu nhập khẩu để làm căn cứ thực hiện quyết toán tem sử dụng.

Riêng trường hợp rượu bán thành phẩm, khi nhập khẩu không cần phải dán tem.

Xem thêm: Công bố hợp quy sản phẩm rượu – Những lưu ý khi công bố sản phẩm

Căn cứ pháp lý điều chỉnh

– Nghị định 94/2012/NĐ-CP quy định về việc sản xuất, kinh doanh rượu.

– Thông tư 160/2013/TT- BTC hướng dẫn việc in, phát hành quản lý sử dụng tem rượu.

– Thông tư 38/2015/TTBTC về thủ tục hải quan; thuế xuất khẩu và nhập khẩu…

Quy định về tem dán rượu nhập khẩu

Thẩm quyền in, bán tem rượu nhập khẩu

  • Cơ quan in phát hành: Tổng Cục Hải Quan.
  • Cơ quan bán tem: Cục Hải Quan các tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện việc thông quan sản phẩm.

Hồ sơ đăng ký mua tem rượu nhập khẩu

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tờ khai hải quan.
  • Đơn đề nghị mua tem rượu nhập khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 160/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính), nêu rõ:

+ Tên doanh nghiệp
+ Mã số thuế
+ Địa chỉ số điện thoại của đơn vị mua tem.

Lưu ý: Nêu rõ tờ khai thông quan của lô hàng và số lượng tem cần mua.Tại đơn đề nghị thể hiện rõ tên người nhận tem và các thông tin cá nhân của người này.

  • Giấy giới thiệu kèm chứng minh thư nhân dân của người thực hiện thủ tục xin mua tem.

Chú ý: Nếu doanh nghiệp thực hiện việc dán tem rượu dưới sự giám sát của cán bộ Hải Quan doanh nghiệp phải lập báo cáo về việc sử dụng tem đã  mua ngay sau khi thông quan gửi đến cán bộ thực hiện việc giám sát.Nếu doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc dán tem thì sau 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp hoàn tất việc dán tem phải lập báo cáo về việc sử dụng tem đã mua cho cơ quan Hải Quan nơi doanh nghiệp đăng ký mua tem.

Các quy định liên quan đến tem rượu nhập khẩu

Mẫu tem theo quy định

– Mẫu tem dán đối với rượu có nồng độ cồn nhỏ hơn 30 độ

– Mẫu tem dán đối với rượu có nồng độ cồn bằng hoặc lớn hơn 30 độ

Tem có kích thước 13mm x 120mm in trên giấy xi bóc vỡ, tem được dán lên sản phẩm khi bật nắp tem cũng tự vỡ ra không cần sử dụng lực mạnh. Được làm bằng các chất liệu đặc biệt chống  phục chế, làm giả.

Vị trí dán tem

Vị trí dán tem được quy định dán tại nơi sản phẩm được lấy ra khỏi vật bảo quản (Nắp chai, nắp thùng, vòi rượu…) để khi có sự dịch chuyển lấy sản phẩm ra ngoài tem sẽ vỡ và không khôi phục lại được.

Với quy định này người tiêu dùng hoàn toàn có thể kiểm tra được nồng độ cồn của sản phẩm thông qua tem dán trên nắp vỏ chai, vòi rượu. Đặc biệt với quy định này góp phần rất lớn vào việc ngăn chặn sản phẩm rượu giả trà trộn vào thị trường Việt Nam. 

Lưu ý:  Giá tem bán đã được Bộ tài chính công bố do đó doanh nghiệp cần phải kiểm tra giá trước khi mua tem. Vì có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã phải thanh toán một mức phí cao hơn so với giá quy định.  Quy định này là trợ thủ đắc lực hỗ trợ nhà nước trong việc thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng đánh thuế tiêu thụ đặc biệt này.

Có thêm một bước kiểm duyệt sẽ hạn chế được rất nhiều việc trốn thuế, hàng nhái xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Chi phí này doanh nghiệp không được phép đánh vào chi phí khi bán sản phẩm ra cho người tiêu dùng mà nhà phân phối phải giảm bớt lợi nhuận để tham gia cùng nhà nước trong việc quản lý dòng sản phẩm đặc biệt này.

Để giúp quý khách tiết kiệm thời gian, cũng như công sức và chi phí cho quá trình đăng ký xin giấy mua tem rượu nhập khẩu, hãy liên hệ với Luật Việt Tín. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên – luật sư giàu kinh nghiệm sẽ giúp quý khách có dịch vụ tốt nhất và đạt kết hơn cả mong đợi trong thời gian ngắn nhất. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký công bố sản phẩm tại đây