Quyền biểu quyết trong công ty cổ phần theo quy định mới

Với công ty cổ phần hiện nay việc linh hoạt trong huy động vốn là sức mạnh doanh nghiệp. Tuy nhiên đảm bảo được tính thống nhất cao trong công ty việc biểu quyết cần đảm bảo. Do đó việc phân quyền biểu quyết ra sao theo quy định mới cần rõ ràng, đúng pháp luật.

Nhằm đạt hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề Quyền biểu quyết trong công ty cổ phần theo quy định mới

Quyền biểu quyết trong công ty cổ phần là gì?

Biểu quyết là việc thể hiện ý chí của các chủ thể đồng ý hoặc không đồng ý khi quyết định một vấn đề nào đó trong doanh nghiệp thông qua số phiếu nhất định.

Vốn trong công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Vốn có quyền biểu quyết được hiểu là người sở hữu phần vốn đó có quyền biểu quyết theo tỷ lệ cổ phần (phần vốn) mà họ sở hữu.

Tuy nhiên khác với loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần có nhiều điểm khá phức tạp. Vì công ty cổ phần có nhiều loại cổ phần trong đó một số loại không có quyền biểu quyết.

Ảnh minh họa biểu quyết công ty
Ảnh minh họa biểu quyết công ty

Quy định về quyền biểu quyết trong công ty cổ phần theo quy định mới

Số cổ phần này chính là cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, bên cạnh đó cổ phiếu quỹ cũng không có quyền biểu quyết.

Quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 144 Luật doanh nghiệp 2014.

Theo đó việc biểu quyết thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông được xác định trên tỷ lệ ít nhất 51% hoặc 65% tổng số phiếu biểu quyết (tỷ lệ biểu quyết công ty cổ phần). Áp dụng đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản; tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự hợp trong trường hợp biểu quyết tại cuộc họp.

Với những công ty cổ phần chỉ có cổ phần phổ thông thì tổng số phiếu biểu quyết chính là vốn điều lệ, còn những trường hợp khác thì tổng số phiếu biểu quyết khác với vốn điều lệ.

Căn cứ vào vốn góp là yếu tố được nhắc đến khi biểu quyết

Đối với hợp đồng hoặc giao dịch của công ty cổ phần với người liên quan có giá trị lớn hơn 35% trở lên. Với tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn ghi trong điều lệ công ty phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Cùng với đó căn cứ vào khoản 3 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014có quy định:

“Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác ngoài các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Trường hợp này, cổ đông có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại tán thành, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác”.

Quyền biểu quyết trong công ty cổ phần
Quyền biểu quyết trong công ty cổ phần

Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Việt Tín về quyền biểu quyết trong công ty cổ phần theo quy định mới. Mọi những ý kiến vướng mắc về. Thành lập công ty cổ phần, về thay đổi công ty,…

Hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ chính xác nhất, nhanh chóng nhất. Chúc các bạn thành công.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận