Rủi ro tín dụng cao, SeABank vẫn đòi tăng vốn khủng

Trong báo cáo trình lên cho Thủ tướng mới đây của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho hay có tới 13/35 ngân hàng thương mại trong nước xếp loại yếu kém trong đó có tới 05 ngân hàng rơi vào diện đặc biệt yếu kém đã được Ngân hàng Nhà nước mua hoặc kiểm soát đặc biệt. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) là một trong số đó.

Rủi ro từ tín dụng cao

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã chỉ ra một số chỉ tiêu phản ánh ngân hàng SeABank có rủi ro tín dụng cao như: tỷ lệ nợ xấu được đánh giá lại là 10,1%; DPRR cụ thể/nợ xấu đánh giá lại là 11,5%; Lãi dự thu từ cho vay/Dư nợ cho vay là 2,5%; Mức độ tập trung cho vay theo ngành kinh tế là 24,8%; Tỷ trọng tín dụng bất động sản là 8,4%; Tỷ trọng cho vay tín chấp là 9,0%; Tín dụng đối với 10 khách hàng lớn nhất/Tổng tín dụng chiếm tới 17%.Theo các chuyên gia về kinh tế, trong kinh doanh ngân hàng rủi ro từ tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, gây ra hậu quả nặng nề nhất có thể dẫn đến sự phá sản ngân hàng.

Một chuyên gia kinh tế cho biết thêm nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng cao là do ngân hàng đã đưa ra những chính sách về tín dụng không phù hợp với nền kinh tế, thể lệ cho vay còn nhiều sơ hở để cho khách hàng có thể lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng đó.

Rủi ro tín dụng cao, SeABank vẫn đòi tăng vốn khủng

Cũng có thể do các cán bộ của ngân hàng không chấp hành đúng quy trình cho vay, cho vay khống, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng nguồn vốn vay của khách hàng. “Ngân hàng đôi khi còn quá chú trọng tới lợi nhuận, đề cao những khoản vay mang lại lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh, hoặc do áp lực từ cạnh tranh với các ngân hàng khác, thậm chí có tình trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong nội bộ của ngân hàng”. Khi phân tích, vị chuyên gia này đồng thời cũng khẳng định rằng khi ngân hàng để xảy ra rủi ro, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng đó sẽ bị ảnh hưởng, nếu mức độ rủi ro quá lớn có thể dẫn tới việc phá sản.

Trên thực tế đã cho thấy, ở SeABank từng xảy ra các tình trạng lãnh đạo lạm quyền gây thiệt hại và thất thoát hàng trăm tỷ đồng, như trường hợp của Nguyễn Thị Hương Giang (39 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SeABank, kiêm giám đốc chi nhánh Hai Bà Trưng) đã gây thiệt hại tới 310 tỷ đồng.

Ngân hàng SeABank không chỉ có rủi ro tín dụng cao, SeABank còn là một trong những ngân hàng đang phải giữ lãi suất huy động từ cư dân cao hơn các ngân hàng thương mại lớn từ 0,3-1%/năm. Hiện lãi suất huy động của ngân hàng Seabank là 6,8%/năm, cao hơn 0,3% so với Vietcombank…

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết sở dĩ họ phải làm vậy vì các tổ chức tín dụng yếu kém nói chung đều khó giao dịch do việc xếp hạng tín nhiệm rất thấp, không đủ tài sản để đảm bảo… “Việc giữ lãi suất huy động từ cư dân cao dẫn đến mặt bằng lãi suất chưa giảm được như kỳ vọng”, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đánh giá.

Cổ phiếu đại hạ giá vẫn ế ẩm, SeABank còn đòi tăng vốn khủng

Tháng 03/2016, MobiFone gây chú ý khi công bố thoái vốn khỏi ngành ngân hàng. Theo kế hoạch, từ ngày 25/04/2016, MobiFone đã bán đấu giá 33,4 triệu cổ phần tại SeABank với giá khởi điểm là 9.600 đồng/CP.

Điều đáng nói ở đây, dù giá cổ phần của SeABank được rao bán dưới mệnh giá nhưng các nhà đầu tư vẫn không hề để ý. Theo thông báo từ Sở GDCK Hà Nội vào ngày 20/04/2016, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15h30 ngày 15/04/2016) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự phiên đấu giá cổ phần của SeABank. Điều này đồng nghĩa với việc Sở GDCK Hà Nội không tiến hành tổ chức được phiên đấu giá vào ngày 25/04/2016 như dự định.

Trước đó, ngân hàng này cũng từng chứng kiến đợt “tháo chạy” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Cuối năm 2015, Tập đoaàn Dầu khí Việt Nam đã nhanh chân thoái toàn bộ 8,23 triệu cổ phần mà mình đang nắm giữ tại SeABank thông qua hình thức đấu giá với mức giá khởi điểm 10.167 đồng/CP.

Tuy nhiên, MobiFone đã không được may mắn như tập đoàn Dầu khí Việt Nam dù đã đại hạ giá. Trong bối cảnh đó, SeABank lại khiến cho cổ đông bất ngờ khi công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ “khủng”, lên con số tối đa là 8,999 tỷ đồng để rút nới đa số các doanh nghiệp, chứ không riêng gì ngành ngân hàng. So sánh tốc độ tăng vốn của SeABank với một số ngân hàng khác, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng ngân hàng này ôm mộng lớn thế nào.

Hồi tháng 03/2017, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng vốn điều lệ công ty từ 9,181 tỷ đồng lên 10,765 tỷ đồng. Như vậy, trong đợt tăng vốn lần này, vốn điều lệ của ngân hàng VPBank tăng 1.584 tỷ đồng, tương ứng 17%.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng có kế hoạch tăng vốn trong năm nay. Theo kế hoạch, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ khoảng 3.600 tỷ đồng, tương ứng 10%.

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thậm chí còn có kế hoạch tăng vốn khủng hơn Vietcombank. Theo đó, BIDV sẽ tăng vốn điều lệ thêm gần 4.500 tỷ đồng, tương ứng 13%.

Đại hội đồng cổ đông của ngành ngân hàng diễn ra trong những tháng vừa qua đã cho thấy cùng với Vietcombank, BIDV, VPBank, SeaBank, có rất nhiều các ngân hàng khác cũng đang lên kế hoạch tăng vốn điều lệ với trị giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Và rõ ràng, so với các ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh như Vietcombank, BIDV, VPBank, thì ngân hàng SeaBank có rất ít lợi thế, không dễ để có thể đạt mục tiêu cao hơn. Vậy cơ sở nào để SeABank có thể tăng vốn trong năm nay khi mà cổ phiếu của ngân hàng này liên tục rớt giá? Ngay cả khi SeABank về đích, có thể thấy vốn của ngân hàng tăng thế vẫn chưa kịp so với tốc độ tăng với tổng tài sản. SeABank đang có tổng tài sản (gồm cả tài sản có rủi ro tín dụng) tới hơn 90.000 tỷ đồng, gấp gần 10 lần số vốn điều lệ của công ty.

Nếu áp dụng BASE II, hệ số tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại phải giảm mạnh xuống dưới 8%. Đây là một thách thức rất lớn với SeABank. Không chỉ có kế hoạch tăng vốn khủng, SeABank còn có chủ trương niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong năm 2017-2018.

Tuy nhiên, về khía cạnh cổ phiếu, SeaBank vẫn còn thua kém rất nhiều đối thủ khác. Trong khi khá nhiều cổ phiếu khác có giao dịch khá đều đặn thì cổ phiếu của SeABank gần như chìm vào quên lãng, không có giao dịch nào thành công trong một thời gian dài. Trong các giao dịch gần nhất, giá cổ phiếu SeABank cũng chỉ đạt khoảng 5.000 đồng, chỉ bằng một nửa mệnh giá.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận