Tư vấn sáp nhập hai công ty cổ phần khác tỉnh

Các doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn tổ chức lại công ty theo một trong bốn hình thức sau: Hợp nhất, sáp nhập, chia và tách doanh nghiệp. Trong đó hợp nhất và sáp nhập là một trong các hình thức tập trung kinh tế theo quy định của Pháp luật về cạnh tranh. Vậy sáp nhập doanh nghiệp là gì và điều kiện, thủ tục thực hiện sáp nhập như thế nào?

Đây là câu hỏi của khá nhiều các doanh nghiệp khi đang có ý tổ chức lại công ty. Bài viết sau đây Luật Việt Tín sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin pháp lý cần phải biết khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Qua đó có cái nhìn dễ dàng về vấn đề trên.

Ảnh minh họa sáp nhập công ty
Ảnh minh họa sáp nhập công ty

I. SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế trong đó môt hoặc một số công ty gọi là công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty mình sang một công ty khác gọi là công ty nhận sáp nhập. Sau khi sáp nhập thì các công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại.

Khác với hợp nhất doanh nghiệp là hai hoặc một số công ty gọi là công ty bị sáp nhập sẽ cùng hợp lại để thành lập một công ty mới. Gọi là công ty hợp nhất và tất cả các công ty cũ đều chấp dứt hợp đồng luôn.

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh thì các doanh nghiệp không được thực hiện thủ tục sáp nhập nếu thuộc trường hợp sau:

  • Sau khi sáp nhập công ty nhận sáp nhập có thị phần trên thị trường liên quan trên 50%

Các doanh nghiệp vẫn được thực hiện thủ tục sáp nhập khi công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% trên thị trường liên quan nếu thuộc một trong các trường hợp như sau:

  • Sau khi sáp nhập, doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để nhận biết được doanh nghiệp hoặc vừa thì bạn đọc có thể xem thông tin chi tiết tại Thông tư 16/2013/TT_BTC , trong đó tiêu chí để phân biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa tùy thuộc và lĩnh vực hoạt động, vốn điều lê và số lượng người lao động
  • Một hoặc một số công ty bị sáp nhập đang lâm vào tính trạng mất khả năng thanh toán có nguy cơ bị giải thể hoặc phá sản
  • Việc sáp nhập góp phần mở rộng xuất khẩu đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội.
Có thể nói sáp nhập mang nhiều ý nghĩa gắn kết phát huy thế mạnh doanh nghiệp
Có thể nói sáp nhập mang nhiều ý nghĩa gắn kết phát huy thế mạnh doanh nghiệp

II. THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN Ở KHÁC TỈNH/THÀNH PHỐ

Bước 1. Soạn thảo hợp đồng sáp nhập và thông qua điều lệ công ty nhận sáp nhập

Trước khi thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước, thì các công ty cổ phần dự định sáp nhập vào với nhau phải thỏa thuận hợp đồng sáp nhập. Hội đồng sáp nhập có thể có một số điều khoản như sau:

  • Điều khoản về định giá tài sản của các công ty
  • Điều khoản về chuyển giao tài sản sang cho công ty nhận sáp nhập
  • Thông tin về phương án sử dụng lao động sau khi sáp nhập
  • Quyền và nghĩa vụ của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp và điều khoản về hiệu lực của hợp đồng

Công ty nhận sáp nhập có thể tiếp tục sử dụng điều lệ cũ nếu được toàn bộ Đại hội đồng cổ đông mới chấp nhận, nhưng phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin cổ đông, vốn điều lệ, thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật nếu có.

Bước 2. Thông báo quyết định sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi thông qua hợp đồng sáp nhập thì các doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến các chủ nợ và người lao động trong công ty trong vòng 15 ngày tiếp theo.

Bước 3. Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty nhận sáp nhập

Hồ sơ đăng ký thành lập trong trường hợp này sẽ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp : Trong thông báo này công ty nhận sáp nhập sẽ thể hiện các thông tin thay đổi như vốn điều lệ của công ty và tỷ lệ vốn góp, người đại diện theo pháp luật (Nếu có), ngành nghề kinh doanh nếu có bổ sung thêm …Và chọn mục doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp.
  • Điều lệ sửa đổi của công ty
  • Hợp đồng sáp nhập
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các công ty bị sáp nhập và nhận sáp nhập
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhận của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính.

Bước 4. Làm thủ tục chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập

Sau khi hoàn thanh xong bước 3, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Ngay sau đó, doanh nghiệp  phải làm thủ tục hồ sơ chấm dứt tồn tại của các công ty bị sáp nhập.

Hồ sơ thông báo bao gồm:

  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp
  • Hợp đồng sáp nhập
  • Quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập có trụ sở chính.

Doanh nghiệp sáp nhập
Doanh nghiệp sáp nhập

Trên đây là tư vấn của Luật Việt Tín về các thủ tục mà công ty nhận sáp nhập phải thực hiện. Nếu như có bất kì vấn đề gì thắc mắc, quý khách hàng có liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc có sử dụng dịch vụ thay đổi doanh nghiệp của Luật Việt Tín.