Tại sao công ty hợp danh ít được ưa chuộng khi thành lập doanh nghiệp?

Cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế ở nước ta hiện nay là rất ít người lựa chọn loại hình công ty hợp danh. Vậy tại sao công ty hợp danh ít được ưa chuộng khi thành lập doanh nghiệp?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên.

Công ty hợp danh là gì?

– Công ty hợp danh còn được gọi là công ty đối nhân, được quy định tại chương IV trong luật doanh nghiệp 2014. Cụ thể:

  • Có tối thiểu 02 thành viên hợp danh là cá nhân đồng chủ sở hữu của công ty. Các thành viên hợp danh của công ty cùng hoạt động chung một tên giao dịch. Công ty có thể có thêm thành viên góp vốp.
  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Tư vấn thành lập công ty hợp danh
Tư vấn thành lập công ty hợp danh

– Công ty hợp danh có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Dó đó, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty hợp danh

Đặc điểm của công ty hợp danh

Thành viên hợp danh không được phép là thành viên hợp danh của công ty khác và cũng không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân; các thành viên có quyền quyết định hoạt động kinh doanh của công ty như nhau mà không dựa vào tỷ lệ vốn góp.

– Huy động vốn bằng cách vay vốn hoặc từ các thành viên mà không được phép phát hành các loại chứng khoán.

– Thành viên góp vốn có quyền tham gia họp, biểu quyết tại hội đồng thành viên.

– Chuyển nhượng vốn góp: các thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng vốn góp khi được sự đồng ý của các thành viên còn lại.

ẢNh minh họa sáp nhập công ty
Ảnh minh công ty hợp danh

Thực trạng ở nước ta 

Thực tế ở nước ta từ trước đến nay công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được các cá nhân lựa chọn nhất. Theo thống kê mới nhất của tổng cục thống kê thì số lượng công ty hợp danh được thành lập rất ít, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập. Cụ thể, với 7000 doanh nghiệp mới thành lập thì chỉ có 1 công ty hợp danh.

Hiện nay, các công ty hợp danh thường là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực như Luật, kiểm toán,…

Tại sao loại hình công ty hợp danh ít được ưa chuộng?

Khi một cá nhân, tổ chức có nhu cầu muốn thành lập công ty mới, thông thường, họ sẽ dựa trên các tiêu chí để lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Có thể dựa trên các tiêu chí như:

  • Nghĩa vụ, quyền hạn của chủ sở hữu công ty
  • Huy động vốn vay
  • Chi phí và thủ tục trong hoạt động kinh doanh
  • Thuế
  • Các tiêu chí khác.

Loại  hình công ty hợp danh thực chất là sự kết hợp uy tín cá nhân của các thành viên hợp danh để tạo sự tin cậy cho đối tác, khách hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Ngoài tài sản góp vốn, các thành viên hợp danh còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân. Quy định này tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh trong kinh doanh. 

Ngoài ra, công ty hợp doanh chỉ có thể huy động vốn từ  các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Chính vì những đặc điểm trên mà công ty hợp danh được rất ít cá nhân lựa chọn để thành  lập doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn pháp lý Luật Việt Tín hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7
Dịch vụ tư vấn pháp lý Luật Việt Tín hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7

Hy vọng qua những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ. Các bạn đã hiểu thêm về loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu các bạn còn đang băn khoăn nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vui lòng liên hệ Luật Việt tín để được hỗ trợ và tư vấn. 

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận