Thắc mắc về thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty hợp danh

Câu hỏi

Chào các anh chị, em là sinh viên luật, hiện nay em đang tìm hiểu về công ty hợp danh, em có 1 số thắc mắc mong được các anh chị giải đáp ạ.

  • Thứ nhất, vì sao thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân, còn thành viên góp vốn có thể là tổ chức.
  • Thứ hai, vì sao thành viên góp vốn lại không có quyền thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề về quản lí và điều hành công ty như công ty hợp danh, phải chăng là để đảm bảo cho quyền lợi của các thành viên hợp danh vì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn?

Cảm ơn các anh chị, chúc các anh chị ngày mới nhiều sức khỏe và thành công!

Phản hồi của luật sư Việt Tín

Tôi đánh giá đây là câu hỏi khá thú vị! Sau đây sẽ là câu trả lời dành cho những thắc mắc của em!

Trong Luật doanh nghiệp 2014 Chương VI có ghi:

Điều 172. Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Đây là một trong những loại hình công ty có từ rất lâu, phải nói là từ lúc sơ khai của luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh đã tồn tại. Và muốn nghiên cứu luật doanh nghiệp thì người ta thường chú ý tới công ty hợp danh là đầu tiên.

Chúng ta xét: Chủ doanh nghiệp hợp danh mang uy tín và vốn liếng ra kinh doanh, thường gặp trong công ty tư vấn luật hoặc công ty liên quan tới y tế sức khoẻ…

Nói một cách tổng quát: Công ty hợp danh là công ty có sự hợp sức của hai người trở lên mang danh nghĩa, uy tín của cá nhân ra kinh doanh, chủ yếu hoạt động nhờ uy tín của cá nhân hợp lại. Khi có sự kết hợp của tổ chức vào công ty (tức tổ chức góp vốn vào) thì tổ chức đó không được quyền quyết định cao trong công ty. Nhằm để tránh tổ chức thâu tóm và biến công ty hợp danh thành chi nhánh công ty.

Vậy là bạn hiểu chủ công ty hợp danh chỉ có thể là cá nhân, không phải là tổ chức, đơn giản là để phân biệt đây không phải là chi nhánh công ty. Đồng thời đây cũng là lý do giải thích cho câu hỏi thứ 2 của em sinh viên: Thành viên góp vốn không có quyền thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề về quản lí và điều hành công ty như thành viên hợp danh. Làm thế để đảm bảo quyền lợi cho thành viên hợp danh vì họ là người chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình. Còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc ban đầu của em. Chúc em thành công!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
1 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận