Thành lập chi nhánh khác tỉnh cần lưu ý những gì?

Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, đa phần các doanh nghiệp sẽ bắt đầu cân nhắc việc mở rộng quy mô để nâng cao tầm ảnh hưởng, tăng sức cạnh tranh cũng như phát triển thương hiệu. So với việc mở địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện, thành lập chi nhánh khác tỉnh là lựa chọn chiếm ưu thế hơn bởi:

  • Tăng được khả năng bao phủ của doanh nghiệp trên nhiều địa bàn khác nhau.
  • Được hợp pháp thay mặt doanh nghiệp mẹ ký kết hợp đồng kinh doanh với con dấu riêng.
  • Hoạt động như bản sao của công ty mẹ, được mua bán và giao dịch giống toàn bộ hoặc một phần ngành nghề của công ty mẹ.
  • Được quyền lựa chọn chế độ hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc khi thành lập.
thành lập chi nhánh khác tỉnh
Những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh khác tỉnh

Những ưu điểm trên đã phần nào thấy được vai trò của chi nhánh công ty, chi nhánh khác tỉnh. Vậy trong quá trình thành lập, cần lưu ý những gì khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh?  

=>> Tổng hợp: Thành lập chi nhánh công ty các vấn đề pháp lý liên quan

Lưu ý về điều kiện thành lập chi nhánh khác tỉnh

Để thành lập được chi nhánh khác tỉnh bạn sẽ cần phải đảm bảo có đủ các yếu tố sau:

  • Có giấy phép hoạt động chi nhánh theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Có đại diện là người đứng đầu chi nhánh chịu trách nhiệm toàn bộ theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014.
  • Có trụ sở hoạt động của chi nhánh tại tỉnh khác, giấy tờ pháp lý cần tuân thủ theo quy định.
  • Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với một số ngành nghề có điều kiện.

Lưu ý về chế độ hạch toán

Như đã nhắc tới lúc đầu, chi nhánh mới thành lập có thể lựa chọn 2 hình thức hạch toán thuế: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc tùy vào mục đích của doanh nghiệp. Hai hình thức này về cơ bản là khác nhau, cụ thể khác như thế nào mời bạn cùng xem bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí Chế độ hạch toán độc lập Chế độ hạch toán phụ thuộc
Con dấu tròn Bắt buộc làm con dấu riêng Không bắt buộc, có hoặc không có đều được.
Hóa đơn Bắt buộc làm hóa đơn riêng. Không bắt buộc làm hóa đơn riêng, có thể xuất hóa đơn từ công ty mẹ.
Thuế GTGT Kê khai độc lập với công ty tại nơi đặt chi nhánh. Kê khai độc lập với công ty tại nơi đặt chi nhánh.
Thuế TNDN – Kê khai độc lập, không liên quan đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh khác hay của tổng công ty.

– Do công ty mẹ đóng

– Chuyển chứng từ, số liệu về tổng công ty và kê khai chung với các chi nhánh khác.

– Do công ty mẹ đóng

Thuế môn bài Kê khai độc lập với công ty tại nơi đặt chi nhánh. Kê khai độc lập với công ty tại nơi đặt chi nhánh.
Chữ ký số Bắt buộc có chữ ký số riêng Bắt buộc có chữ ký số riêng
Tài khoản ngân hàng Phải có tài khoản ngân hàng riêng của chi nhánh Phải có tài khoản ngân hàng riêng của chi nhánh
Báo cáo tài chính cuối năm Bắt buộc có báo cáo tài chính cuối năm riêng. Kê khai và nộp tại địa phương đặt chi nhánh. Không cần tự làm báo cáo tài chính. Kê khai và nộp báo cáo cho công ty mẹ.
Khi công ty mẹ đóng cửa Chưa chắc đã phải đóng cửa. Đóng cửa theo.

Lưu ý về hồ sơ, thủ tục thành lập

Chi tiết về hồ sơ và thủ tục thành lập chi nhánh tại Việt Nam đã được Việt Tín trình bày chi tiết tại các bài viết trước đó bạn có thể tham khảo thêm. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tập trung nói về những lưu ý khi thực hiện để bạn tiện theo dõi.

– Hồ sơ đăng ký mở chi nhánh khác tỉnh của công ty TNHH 1 thành viên không cần biên bản họp về việc mở chi nhánh, những loại hình công ty khác cần thêm biên bản này.

– Hình thức nộp hồ sơ:

  • Chi nhánh lập tại Hà Nội phải nộp hồ sơ online.
  • Chi nhánh lập tại Tp.HCM có thể nộp hồ sơ online hoặc nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh.
  • Chi nhánh lập tại các tỉnh/ thành phố khác thực hiện nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.

– Thời gian xử lý hồ sơ và nhận kết quả: 07 ngày từ ngày hoàn thiện hồ sơ.

– Sau khi nhận giấy phép mở chi nhánh, doanh nghiệp mẹ phải gửi thông báo lên Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính để được bổ sung vào hồ sơ đăng ký ban đầu và nhận lại Giấy phép kinh doanh khác. 

thành lập chi nhánh khác tỉnh
Lưu ý về hồ sơ, thủ tục khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh tại Việt Nam

Trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi thành lập chi nhánh khác tỉnh

  • Những công ty kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống, khi mở chi nhánh khác tỉnh (kể cả cùng tỉnh) bắt buộc phải theo hạch toán độc lập, tiến hành kê khai thuế hằng quý và soạn báo cáo tài chính cuối năm độc lập với công ty mẹ.
  • Trường hợp công ty kinh doanh ngành ăn uống, nhưng đó không phải là ngành chính, nếu muốn mở thêm chi nhánh và hạch toán phụ thuộc cần bỏ tất cả những ngành ăn uống trong công ty khi đăng ký thành lập chi nhánh. Như vậy mới được gộp chung sổ sách của chi nhánh vào công ty mẹ để báo cáo cuối năm.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng khi thành lập chi nhánh khác tỉnh mà doanh nghiệp có ý định mở chi nhánh cần quan tâm. Nếu bạn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý về thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, các giấy phép, thủ tục pháp lý liên quan hãy liên hệ ngay 0978.635.623 để gặp trực tiếp luật sư của chúng tôi.

Việt Tín rất mong nhận được sự hợp tác của quý doanh nghiệp!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận