Thành lập Công đoàn cơ sở? Nên hay không nên?

Pháp luật không quy định doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động tại doanh nghiệp. Vậy có nên thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp hay không?

Bài viết dưới đây luật Việt Tín sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ những những vướng mắc trên.

Ảnh minh họa công đoàn cơ sở
Ảnh minh họa công đoàn cơ sở

Quy định pháp luật về thành lập công đoàn cơ sở

Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội tập hợp những người lao động trên cơ sở tự nguyện nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 

Dưới góc độ doanh nghiệp, công đoàn được tổ chức hoạt động gọi là công đoàn cơ sở.

Luật công đoàn 2012 cho phép người lao động là người Việt Nam tại các doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập công đoàn cơ sở. Người lao động muốn thành lập công đoàn phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật (Tại khoản 1 điều 5 nghị định 98/2014/NĐ-CP).

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. 

Doanh nghiệp hàng năm phải đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Qũy tiền lương là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập việc “lòi” ra chi phí như vậy. Đó cũng là khó khăn dành cho nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Doanh nghiệp có nên thành lập công đoàn cơ sở
Doanh nghiệp có nên thành lập công đoàn cơ sở

Có nên thành lập công đoàn cơ sở không?

Hiện nay, công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều. Hoạt động công đoàn của các cơ sở này cũng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:

Điều hòa mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Công đoàn cơ sở là tổ chức trung gian đứng giữa quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, tổ chức này luôn phải cân bằng, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên. Đồng thời duy trì mỗi quan hệ hài hòa giữa họ.

Đối với người lao động: Công đoàn cơ sở đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ các thông tin pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho họ khi làm việc tại doanh nghiệp. Đồng thời công đoàn cơ sở cũng thông báo cho người lao động biết về các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện.

Đối với người sử dụng lao động: Công đoàn cơ sở thực hiện thương lượng, giám sát, ký kết thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Văn bản này thỏa thuận điều kiện giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung thỏa ước  xoay quanh các vấn đề: tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc,… Để từ đó tạo trách nhiệm cho cả hai bên, góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh có thể xảy xa. 

– Giải quyết tranh chấp tập thể – cá nhân:

Tại các doanh nghiệp, tranh chấp tập thể và tranh chấp cá nhân là điều khó tránh khỏi. Công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề này. Ví dụ:

Các cuộc đình công của tập thể người lao động diễn ra nhưng không đúng quy định pháp luật. Điều này gây tổn thất lớn cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc tổ chức này không điều hành đình công đúng luật.

Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động về xử lý kỷ luật lao động. Do hiểu biết của người lao động còn hạn chế nên tổ chức công đoàn cơ sở đóng vai trò tham gia giải quyết tranh chấp này.

Ngoài ra, các tranh chấp giữa người lao động với nhau cũng cần có sự can thiệp của công đoàn cơ sở.

Thành lập công đoàn cơ sở nên hay không?
Thành lập công đoàn cơ sở nên hay không?

Như vậy, có thể thấy công đoàn cơ sở mang lại lợi ích cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Đóng vai trò duy trì mối quan hệ lao động hài hòa. Chính vì thế, việc thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là điều cần thiết.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng