Thủ tục thành lập công ty xã hội

Bạn đang muốn thành lập công ty xã hội với mục đích giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho những người gặp khó khăn như: người khuyết tật, người cai nghiện, người có H, người thất nghiệp,… Nhưng bạn lại không biết các quy định của nhà nước để được thành lập một công ty xã hội?

Sau đây công ty Luật Việt Tín sẽ tư vấn để các bạn hiểu được các thủ tục để có thể thành lập một công ty xã hội như sau:

Thành lập công ty xã hội
Thành lập công ty xã hội và các vấn đề pháp lý

Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Theo qui định tại điều 10 về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp năm 2014:

Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích của cộng đồng;

c) Phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu vì xã hội, môi trường như đã đăng ký.

2. Ngoài những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 trong suốt quá trình hoạt động, trường hợp doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động mà muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội đang hoạt động muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành làm các thủ tục theo đúng với quy định pháp luật;

b) Chủ sở hữu cảu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong các công việc xin cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của luật pháp;

c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động cho doanh nghiệp;

d) Không được sử dụng các khoản huy động tài trợ cho các mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trong trường hợp được nhận những khoản ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội có trách nhiệm định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển cho doanh nghiệp xã hội.

Thủ tục thành lập công ty xã hội

Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại doanh nghiệp theo đúng qui định tại luật doanh nghiệp 2014. Tên doanh nghiệp xã hội phải được đặt theo qui định tại các điều 38, 39, 40 và 42 Luật doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

Chi tiết về thủ tục thành lập đối với từng loại hình đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết trước, bạn có thể xem lại tại link: “Tư vấn thành lập công ty, hoàn thiện mọi thủ tục hồ sơ cho bạn

Quy định về vốn điều lệ 

Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì vốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này.

Nếu các bạn còn thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp thêm hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

71A ngõ 9 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0978 635 623
Email: luatviettin@gmail.com

Chúc các bạn thành công!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận