Đại dịch covid-19 đã và đang khiến cho sức khỏe của khối doanh nghiệp nước ta bị giảm sút trầm trọng. Từ sản xuất đến các hoạt động thương mại dịch vụ đều chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức không lường trước được. Nguồn vốn ngày càng cạn kiệt, doanh thu giảm sút thậm chí là về không buộc không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi những ca nhiễm mới và tử vong trên thế giới vẫn không ngừng tăng mỗi ngày. Để giúp cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tìm hướng đi đúng cho mình, ngành ngân hàng đã đồng loạt tung ra các biện pháp “giải cứu” doanh nghiệp.
Xem thêm: Tư vấn thông báo tạm ngừng doanh nghiệp
Ngân hàng nhà nước Việt Nam tung gói hỗ trợ tín dụng 250 nghìn tỷ đồng
Nhằm thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội, thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 11/CT-TTg, kịp thời giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn. Theo đó, ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Đồng thời, các thủ tục hành chính, thời hạn xét duyệt hồ sơ vay vốn cũng được ưu tiên rút ngắn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp.
Trước hết, gói hỗ trợ khoảng 250 nghìn tỷ đồng đã được tung ra với ưu đãi giảm lãi suất chỉ từ 0,5% – 1,5%/năm đối với khách hàng vay mới. Chính sách này được xem như là “vaccine” giúp các doanh nghiệp nước ta khắc phục những khó khăn do dịch covid-19 gây ra. Giải pháp này nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn để tái sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng triển khai giảm hàng loạt lãi suất điều hành từ ngày 17/03/2020 theo thông tư 01/2020/TT-NHNN. Cụ thể:
Tiêu chí | Lãi suất mới | |
Lãi suất tái cấp vốn | 5,0%/năm | |
Lãi suất chiết khấu | 3,5%/năm | |
Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng | 6,0%/năm | |
Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng | 0,5%/năm | |
Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 – 06 tháng | 4,75%/năm | |
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam: | Đối với Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô: | 5,5%/năm |
Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: | 6,5%/năm | |
Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
|
Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: | 1,0%/năm |
Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ:
|
0%/năm | |
Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: | 0%/năm | |
Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: | 0,05%/năm | |
Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: | Đối với tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: | 1,0%/năm |
Đối với tiền gửi của Ngân hàng Chính sách xã hội: | 1,0%/năm | |
Đối với tiền gửi của Quỹ tín dụng nhân dân:
|
1,0%/năm | |
Đối với tiền gửi của tổ chức tài chính vi mô: | 1,0%/năm | |
Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: | Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước: | 1,0%/năm |
Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước: | 0,05%/năm | |
Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: | 1,0%/năm |
Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty/doanh nghiệp năm 2020
Các ngân hàng thương mại đồng loạt giãn nợ, miễn giảm lãi vay cho doanh nghiệp
Thực hiện theo Chỉ thị 11/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, các ngân hàng thương mại đồng loạt cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ,…Tăng cường cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử. Đồng thời đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử. Các giải pháp này nhằm mục đích duy trì và khôi phục doanh nghiệp thoát dịch.

Dưới đây là một số chính sách hỗ trợ của các ngân hàng tiên phong trong phong trào giải cứu doanh nghiệp mùa dịch covid-19.
- Ngân hàng BIDV ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi covid-19.
– Đối với các khoản nợ: BIDV đã triển khai thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ tùy theo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Thời hạn trả nợ được kéo dài, lãi suất giảm đến 2%/năm đối với các khoản vay bằng VNĐ.
– Đối với các doanh nghiệp vay mới: giảm 2% lãi suất cho vay so với lãi suất vay cùng loại.
– Thời gian giảm lãi suất của ngân hàng BIDV được áp dụng sau 3 tháng kể từ ngày chính phủ công bố hết dịch.
– Ngoài ra BIDV dự kiến cắt giảm thu nhập khoảng 2.400 đến 3.000 tỷ đồng để ủng hộ, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa.
- Ngân hàng HDbank cũng triển khai hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp
– HDbank công bố giảm lãi suất vay ưu đãi từ 2 – 4,5% đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh covid-19 gây ra.
– Đồng thời tiến hành giảm các loại lãi suất, phí, nới lỏng điều kiện vay nợ để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại techcombank, VIB, Vpbank, tpbank, saccombank, … cũng đồng loạt triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Trên đây là một số động thái nổi bật mà ngành ngân hàng nước ta đã và đang triển khai thực hiện để giải cứu doanh nghiệp thời kỳ covid-19. Hy vọng, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tiếp cận nguồn hỗ trợ đó để khôi phục và phát triển kinh doanh.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng