Trong quá trình hoạt động kinh doanh bạn muốn thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, làm gì và những những thủ tục như thế nào. Hãy cùng Việt Tín tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp
2. Nội dung thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Điều 31. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).”
Như vậy, sau khi nhận được hồ sơ về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan nhà nước có liên quan và các cơ quan đó không được yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin mà Phòng Đăng ký kinh doanh đã gửi. Trong trường hợp này, công ty bạn không cần gửi hồ sơ đến ban quản lý khu công nghiệp tỉnh.
Điều 32. Hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây:
a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
b) Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.”
Như vậy, hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bạn gồm thông báo thay đổi số hộ chiều của người đại diện theo pháp luật và những giấy tờ sau:
– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
– Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Điều 10. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.”
Về địa điểm nộp hồ sơ, công ty bạn nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cơ qua đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Điều 33. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
2. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.”
Theo quy định mới này trong luật doanh nghiệp 2014 thì thông tin về ngành, nghề kinh doanh sẽ không cần phải ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên trong trường hợp của công ty bạn khi doanh nghiệp bạn muốn tiến hành thay đổi 1 số nội dung trên GPĐKKD trong đó có ngành, nghề kinh doanh thì bạn phải làm thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại điều 31 luật này. Khi thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh thì vẫn áp dụng theo mẫu trong thông tư 14/2010/TT-BKH do thông tư vẫn còn hiệu lực thi hành về vấn đề này.
Luật Việt Tín xin cung cấp thêm về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể tại điều 13, Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc
Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do bạn cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.