Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Người ta bắt đầu quan tâm đến việc bảo hộ quyền tác giả từ rất lâu trước đây, từ những năm đầu thế kỷ XVI tại nước Anh đã xuất hiện giấy phép bản quyền cho các xưởng in, khởi đầu cho những giấy tờ pháp lý bảo hộ quyền tác giả sau này.

Mục đích của việc đăng ký bản quyền tác giả để đảm bảo quyền lợi cho tác giả, người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm cũng như người đã bỏ tiền bạc công sức để tạo nên tác phẩm. Nếu như tác phẩm không được bảo hộ thì sẽ hạn chế khả năng sáng tạo, sáng tác trong xã hội.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống các nước trên thế giới thì quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ được bảo hộ tự động kể từ khi tác phẩm đó được sinh ra, tác giả sẽ không phải chứng minh mình là tác giả của tác phẩm trừ trường hợp có những tranh chấp phát sinh.

Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả

Về vấn đề thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì không phải tác giả sẽ có quyền đối với tác phẩm của mình vô thời hạn, các độc quyền mà pháp luật đảm bảo cho chủ sở hữu sẽ chỉ trong một khoảng thời gian xác định ngoại trừ quyền nhân thân. Quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm) tức là quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền được ghi tên tác giả, lưu bút danh trên tác phẩm. Còn đối với quyền sở hữu tác phẩm thì chỉ được trong một khoảng thời gian tùy thuộc vào quy định của pháp luật mỗi quốc gia và loại hình tác phẩm.

Theo công ước Berne thì thời hạn tối thiểu bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời (chỉ đối với tác phẩm văn học- nghệ thuật). Các quốc gia có thể quy định thời hạn này dài hơn.

Ở Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

– Đối với tác phẩm di cảo: thời hạn bảo hộ là 50 năm kể tính từ ngày đầu tiên tác phẩm được công bố.

-Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh: thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong  thời hạn là 25 năm kể thừ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ trong trường hợp này là 100 năm.

– Các loại hình tác phẩm còn lại ( văn học – nghệ thuật): Thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Tại một số quốc gia Châu Âu thì thời hạn này là 70 năm sau khi tác giả qua đời.

– Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.

Sau khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì ai là chủ sở hữu tác phẩm?

Sau khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì  quyền sở hữu tác phẩm sẽ thuộc về cộng đồng; tức là ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó vào mục đích cá nhân một cách hợp pháp mà không bị ngăn cản bởi bất kỳ một chế định pháp luật như: quyền chế tác, quyền cải biên, chuyển thể…

Việc sử dụng tác phẩm không được làm mất đi bản chất của tác phẩm và phải thể hiện tên của tác giả, vì quyền nhân thânh như lưu bút danh, quyền đặt tên cho tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tác giả.

Ý nghĩa của thời hạn bảo hộ quyền tác giả?

Thời hạn bảo hộ quyền là khoảng thời gian mà tác giả có thể thu được những quyền và lợi ích hợp pháp từ việc khai thác tác phẩm.

Ví dụ: như cho thuê tác phẩm, chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm, cho phép chuyển thể tác phẩm… Thời hạn quy định của pháp luật bảo hộ tác phẩm là khoảng thời gian đủ để tác giả có thể khai thác được tác phẩm do mình sáng tạo ra.

Trên đây, là những thông tin mà Luật Việt Tín cung cấp cho quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về thời hạn bảo hộ của quyền tác giả. Ngoài ra, quý khách có thể tìm hiểu thông tin tại bài viết: Hiểu thêm về quyền tác giả

Mọi thắc mắc, phản hồi thông tin của quý khách về các dịch vụ Sở hữu trí tuệ của Việt Tín quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài  và email tư vấn.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
1 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận