Thủ tục hành chính chuyên ngành rào cản lớn cho doanh nghiệp

Không phải doanh nghiệp muốn kinh doanh sản phẩm gì là có thể nhập khẩu sản phẩm đó về để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Tùy vào từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ phải làm các thủ tục hành chính khác nhau do cơ quan được phân cấp quản lý cấp phép. Ví dụ như: Doanh nghiệp nhập khẩu sữa về Việt Nam vừa phải tiến hành thủ tục công bố sữa nhập khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế vừa phải thực hiện thủ tục kiểm dịch sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN và PTNT sau đó mới có thể thông quan hàng vào bá ra trên thị trường…

Thủ tục hành chính chuyên ngành rào cản lớn cho doanh nghiệp
Thủ tục hành chính chuyên ngành rào cản lớn cho doanh nghiệp

Việc canh tranh trên thị trường vốn đã rất khốc liệt, thì các thủ tục hành chính rườm rà, nhiều bất cập là một rào cản rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính những thủ tục hành chính khó khăn đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp trốn tránh thủ tục, lách luật… gây khó khăn cho chính những cơ quan chuyên ngành trong quá trình quản lý.

Thực trạng kiểm tra chuyên ngành tại Việt Nam

Theo thống kê của Viện nghiên cứu quản lý trung ương ( CIEM) thì có khoảng 100.000 mặt hàng cần phải kiểm tra chuyên ngành, mỗi năm các doanh nghiệp sẽ phải bổ ra 28,6 triệu ngày công với số tiền là 14.300 tỷ đồng cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Và đến 58% các hàng hóa phải tiến hành thủ tục kiểm tra 2-3 lần.

Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của việc kiểm tra chuyên ngành, nhưng nếu như việc kiểm tra chuyên ngành như hiện nay, thì còn rất nhiều hạn chệ, các thủ tục chồng chéo, một mặt hàng có khi chịu sự quản lý của 2-3 cơ quan. Điều này khiến thủ tục nhập khẩu kéo dài, vừa mất thời gian vừa lãng phí tiền bạc của doanh nghiệp. Thậm chí nếu sản phẩm có đạt ở 2/3 cơ quan thì hàng vẫn phải tái xuất, vấn đề này rất bất cập. Và khi có vi phạm xảy ra thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm?…

Thủ tục hành chính chuyên ngành của Việt Nam còn chưa hợp lý, chưa minh bạch và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như chưa đạt mục tiêu của Nghị quyêt số 19/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh  quốc gia2016-2017, định hướng đến năm 2020.

Phương hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính chuyên ngành

Đơn giản hóa thủ tục hành chính chuyên ngành là mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, hội nhập cùng khu vực và toàn cầu.

Để khắc phục sự rườm rà trong thủ tục hành chính chuyên ngành thì cần thực hiện những nhiệm vụ như sau:

  • Rà soát lại những danh mục hàng hóa cần kiếm soát, để cắt giảm số lượng hàng hóa trong danh mục.
  • Thay đổi cơ chế quản lý hàng hóa sao cho phù hợp, có thể áp dụng cơ chế từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với đối tượng nhât định.
  • Tăng cường ứng dịnh công nghệ thông tin trong thủ tục hành chính chuyên ngành.

Theo Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam thì cần cắt giảm một số thủ tục hành chính như: bãi bỏ giấy phép XNK tự động một số mặt hàng như phân bón, hóa chất, thép; hàng NK gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh; hàng điện tử viễn thông phi mậu dịch……

Cần rà soát lại các thủ tục hành chính và thống nhất về một cơ quan có thẩm quyền quản lý, tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Vì dụ như mặt hành sữa thì chỉ nên áp dụng một trong hai thủ tục là công bố sữa nhập khẩu hoặc kiểm dịch sữa… không nên tiến hành cả hai thủ tục này cùng lúc cho một mặt hàng.

Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập, việc đơn giản thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính chuyên ngành nói riêng chắc chắn sẽ phải sửa đổi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế. Có như vậy, thì Việt Nam mới có thể trở thành một thi trường tiềm năng và các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể lớn mạnh được.

Mọi ý kiến thắc mắc về dịch vụ công bố thực phẩm của Luật Việt Tín quý khách hàng có thể gọi điện trực tiếp cho chúng tôi hoặc gửi email để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.