Thủ đoạn “hoán đổi quốc tịch” cho thực phẩm chức năng

Thủ đoạn “hoán đổi quốc tịch” cho thực phẩm chức năng
Thủ đoạn “hoán đổi quốc tịch” cho thực phẩm chức năng

Người Việt Nam có thói quen thích mua hàng ngoại vì nghĩ rằng sản phẩm ngoại chắc chắn tốt hơn hàng Việt Nam. Đánh vào tâm lý tiêu dùng này, rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng đã nghĩ ra rất nhiều những chiêu trò khác nhau để lừa dối người tiêu dùng về xuất xứ của sản phẩm. Trên hồ sơ công bố thực phẩm chức năng là một chuyện, nhưng trên bao bì nhãn mác thì khó có thể tìm được thông tin về nguồn gốc chính xác của sản phẩm.

Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, các doanh nghiệp đã hoán đổi thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Khiến cho bất kỳ người tiêu dùng nào khi nhìn vào sản phẩm cũng nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ. Vụ việc vi phạm gần đây nhất là công ty cổ phần thương mại Pharmatek USA đã công bố rất nhiều loại thực phẩm chức năng làm nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ như các sản phẩm dầu cá Alaska Omega 3 Fish oil Softgel được công ty Pharmatek USA  đưa ra thị trường, trên bao bì của sản phẩm có rất nhiều các biểu tượng như hình ảnh lá phong, chữ Canada… khiến cho người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm này có xuất xứ từ Canada. Trên hồ sơ công bố sản phẩm thì lại là sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Những thông tin về xuất xứ của sản phẩm thậm chí in sai lệch, người tiêu dùng khó phát hiện, bằng hình thức “hoán đổi quốc tịch” cho sản phẩm, từ năm 2012 đến nay công ty công ty Pharmatek USA  đã tiêu thụ 487.455 sản phẩm kém chất lượng trên thị trường với giá trị sản phẩm là 10 tỷ đồng.

Trước đây, cũng có vụ việc vi phạm là giả thực phẩm chức năng của công ty TNHH đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Bảo Khang, công ty này đã sử dụng nhãn mác giả của các hãng nước ngoài như  LIC, Best Weight Gain, Evanice… cho 200 lô hàng của công ty để tiêu thụ ra thị trường. Nhãn mác của Canada nhưng lại xuất xứ từ Trung Quốc, nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm lại chủ yếu bằng bột mỳ.

Những sản phẩm không có công dụng, không có giá trị sử dụng như trên thậm chí được bán với giá thành rất đắt, vì đánh vào tâm lý của người tiêu dùng là “tiền nào của nấy”. Nên kinh doanh thực phẩm chức năng giả rất lời, nên các doanh nghiệp đua nhau kinh doanh những sản phẩm giả. Và thực tế không phải công ty nào cũng bị phát hiện ra là kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Cách nhận biết sản phẩm thực phẩm chức năng là hàng giả, hàng kém chất lượng

Khi chọn mua sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường, thì người mua cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo thực phẩm chức năng thật:

Thứ nhất, kiểm tra mã số, mã vạch của sản phẩm, tại Việt Nam có thể sử dụng một số phần mềm quét mã số mã vạch để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Nếu sản phẩm thật thì sẽ hiện lên các thông tin về sản phẩm.

Thứ hai, nhận biết qua màu sắc, bao bì của sản phẩm. Khi mua sản phẩm thực phẩm chức năng, người mua cần chú ý về màu sắc, font chữ, nét chữ được in trên sản phẩm. Nếu là sản phẩm thật thì những hình ảnh in trên bao bì sản phẩm sẽ sắc nét, rõ ràng. Còn nếu là hàng kém chất lượng, thì các hình ảnh trên sản phẩm sẽ mờ, màu sắc nhạt trông không thật.

Thứ ba, kiểm tra trên web nước ngoài các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ nước ngoài, sẽ có đầy đủ các thông tin về sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm từ Mỹ thì kiểm tra tại trang amazon.com, sản phẩm từ Nhật tại trang rakuten.co.jp,…

Mọi thông tin cần biết về công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu tại Việt Nam, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới luật Việt Tín để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ bất cứ thông tin liên quan đến lĩnh vực công bố thực phẩm tới quý khách hàng.