Tổng quan về thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh, phát triển thương hiệu nhiều doanh nghiệp đặt ra câu hỏi: Nên thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện để phù hợp với mục đích? Thủ tục thành lập chi nhánh có phức tạp không, quy trình như thế nào? Sau khi thành lập cần làm gì tiếp? Hãy cùng Việt Tín đi tìm câu trả lời qua bài viết.

Khi nào nên thành lập chi nhánh công ty? Tránh nhầm lẫn chi nhánh với văn phòng đại diện

Hiện nay để thuận tiện kinh doanh và trao đổi với khách hàng doanh nghiệp có 2 sự lựa chọn hoặc là mở chi nhánh hoặc là mở văn phòng đại diện. Theo bản chất 2 lựa chọn này là khác nhau, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn.

Đặc điểm chi nhánh công ty

  • Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp (kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền) và có quyền ký hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh.
  • Được đăng ký và sử dụng con dấu riêng của chi nhánh.
  • Có thể đặt chi nhánh trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.
  • Được hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Do vậy cần tiến hành báo cáo thuế cuối năm nếu lựa chọn hạch toán độc lập.
thủ tục thành lập chi nhánh
Phân biệt chi nhánh công ty với văn phòng đại diện

=>> Tổng hợp: Thành lập chi nhánh công ty các vấn đề pháp lý liên quan

Đặc điểm văn phòng đại diện

  • Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền  và không được phép sản xuất kinh doanh như công ty mẹ.
  • Được đăng ký và sử dụng con dấu riêng của văn phòng đại diện nhưng không được sử dụng cho mục đích mua bán vì loại hình này không có chức năng kinh doanh.
  • Có thể đặt chi nhánh trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.
  • Hạch toán phụ thuộc, kê khai thuế theo công ty mẹ.

Như vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập chi nhánh công ty khi vừa muốn có chức năng kinh doanh vừa muốn có chức năng đại diện theo ủy quyền. Còn nếu chỉ đơn thuần muốn có một đơn vị đại diện giao dịch với khách hàng, không muốn nhùng nhằng về thuế thì nên cân nhắc thành lập văn phòng đại diện.

**Lưu ý: Hình thức kinh doanh hộ cá thể không được phép mở thêm chi nhánh do chỉ được đăng ký ở 1 địa điểm cố định.

Nội dung tiếp theo của bài viết chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Nên thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện?

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo luật hiện hành

Cơ sở pháp lý điều chỉnh:

  • Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014
  • Luật Thương mại ban hành năm 2005
  • Nghị định 78/2005/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP về thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam 

Hiện nay nếu chia chi nhánh công ty theo địa bàn hoạt động sẽ có chi nhánh trong tỉnh/thành phố, chi nhánh khác tỉnh/thành phố và chi nhánh nước ngoài. Còn chia theo loại hình kinh doanh có chi nhánh công ty TNHH, chi nhánh công ty cổ phần, chi nhánh công ty hợp danh, chi nhánh doanh nghiệp tư nhân,…

thủ tục thành lập chi nhánh
Quy trình thành lập chi nhánh công ty tại Việt Nam

Dù chia theo cách nào thì bản chất quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh công ty vẫn tương đối giống nhau. Cụ thể sẽ cần quan tâm 2 khâu chính:

Khâu chuẩn bị hồ sơ

Với thương nhân Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ:

  • Bản thông báo thành lập chi nhánh được ký bởi người đại diện theo pháp luật.
  • Văn bản Quyết định thành lập chi nhánh của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần; của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của các thành viên công ty hợp doanh.
  • Biên bản họp của các cổ đông về việc thành lập chi nhánh (trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1TV là không cần có biên bản này).
  • Tờ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty.
  • Các loại Giấy tờ cá nhân dạng bản sao chứng thực của người đứng đầu chi nhánh.
  • Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh dạng bản sao hợp lệ (với một số trường hợp đặc biệt).
  • Đơn ủy quyền của công ty mẹ cho phép người khác thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh.

Với thương nhân nước ngoài cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị Bộ Công thương cấp giấy phép thành lập chi nhánh (yêu cầu chữ ký của thương nhân nước ngoài có thẩm quyền)
  • Giấy đăng ký kinh doanh dạng bản sao hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
  • Văn bản quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh mới.
  • Bản báo cáo tài chính có kiểm toán (dạng bảo sao) hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế/ tài chính trong năm tài chính gần nhất,…
  • Bản Điều lệ hoạt động của chi nhánh (bản sao hợp lệ).
  • Các loại Giấy tờ cá nhân dạng bản sao chứng thực của người đứng đầu chi nhánh.
  • Các giấy tờ pháp lý về địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh.

Khâu đăng ký thành lập

Sau khi chuẩn bị hoàn tất giấy tờ, doanh nghiệp sẽ mang hồ sơ nộp cho cơ quan

Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh

Bước 1: Người đại diện mang hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư (thương nhân trong nước) hoặc Bộ Công thương (thương nhân nước ngoài) tại nơi đặt chi nhánh. Đóng lệ phí 100 nghìn/lần.

Bước 2: Đợi cơ quan chức năng làm việc trong vòng 03 ngày, kết quả nhận được là một trong hai văn bản sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký mở chi nhánh
  • Giấy thông báo hồ sơ chưa hợp lệ kèm nội dung yêu cầu sửa đổi bổ sung

Bước 3: Tiến hành bổ sung hồ sơ, sửa đổi nội dung giấy tờ theo yêu cầu và nộp lại. Nếu hồ sơ tiếp tục không hợp lệ tùy trường hợp cụ thể cơ quan chức năng sẽ hủy hồ sơ đăng ký đợt này. Doanh nghiệp sẽ cần thực hiện lại từ đầu và lệ phí không được hoàn lại. 

thủ tục thành lập chi nhánh
Doanh nghiệp hiện nay có thể đăng ký thành lập chi nhánh trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử quốc gia.

Đăng ký thành lập chi nhánh qua mạng – điểm mới

Bước 1: Tạo hồ sơ đăng ký online bằng cách truy cập https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn, lập tài khoản và chọn vào mục đăng ký doanh nghiệp. Tiếp tục tuần tự theo hướng dẫn của website.

Bước 2: Scan các giấy tờ đã chuẩn bị, nén vào file PDF và tải lên tệp đính kèm.

Bước 3: Người đại diện ký số công cộng để xác thực hồ sơ.

Bước 4: Thanh toán lệ phí thành lập chi nhánh và chờ đợi kết quả.

Bước 5: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký nếu cơ quan chức năng yêu cầu (gửi qua email đăng ký)

Bước 6:  Nhận kết quả là Giấy phép thành lập chi nhánh tại email đăng ký lúc đầu. 

Sau khi nhận được giấy phép mở chi nhánh, doanh nghiệp cần lưu ý thêm các quy định về thuế của chi nhánh (thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN), cách treo biển chi nhánh, làm con dấu,… để hoàn thiện các thủ tục pháp lý khi mở chi nhánh.

Tìm đến dịch vụ thành lập chi nhánh để nhận kết quả nhanh, tối ưu chi phí

Những thủ tục pháp lý rườm rà và phức tạp ở trên doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể không cần bận tâm khi đến với Luật Việt Tín. Bởi chúng tôi là đơn vị pháp lý hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp; có đội ngũ chuyên viên, luật sư dày dặn kinh nghiệm,… Chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi ngay từ những bước đầu chuẩn bị.

Kết quả mà quý doanh nghiệp có thể nhận được khi lựa chọn dịch vụ của Việt Tín gồm: Giấy phép thành lập chi nhánh; mã số doanh nghiệp, mã số thuế chi nhánh, chữ ký điện tử, con dấu công ty và cá nhân, đăng bố cáo điện tử,…

Chính vì thế nếu đơn vị bạn đang gặp khó khăn trong hồ sơ, thủ tục hay có ý định thành lập chi nhánh hãy liên hệ với Việt Tín để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất! Cam kết hồ sơ nhanh, chi phí hợp lý tương xứng với chất lượng dịch vụ!

=>> Tổng hợp: Tóm gọn thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp của tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận