Tin tưởng đối tác Vietcombank bị mất hàng chục triệu USD

Một vụ việc liên quan tới việc ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mất mát khoản tiền lên tới hàng chục triệu USD khiến dư luận không khỏi nhớ đến hồ sơ của vụ Panama.

Thành lập công ty tại “thiên đường thuế”

Vào thời năm 2016, “Hồ sơ Panama” được công khai đã làm chấn động cả thế giới. Đó là bộ hồ sơ tiết lộ mạng lưới những công ty “ma” khổng lồ, nguồn vốn được thành lập tại các vùng lãnh thổ, quốc gia được coi là “thiên đường thuế”. Các công ty này bị tình nghi cố tình thành lập doanh nghiệp để giúp giới người giàu có né thuế hoặc rửa tiền phi pháp, trong đó có nhiều người là những nhân vật nổi tiếng, lãnh đạo chính trị và một số tội phạm.

Khi đó, tâm điểm của dư luận trong nước cũng tập trung vào giới doanh nhân giàu có của Việt Nam, liệu trong số những doanh nhân đó có ai có tên trong danh sách tình nghi rửa tiền trốn thuế không? Trong số 189 cá nhân người Việt xuất hiện trong hồ sơ Panama có nhiều tên tuổi là những doanh nhân nổi tiếng.

Tin tưởng đối tác Vietcombank bị mất hàng chục triệu USD

Ngay sau khi thông tin công khai, nhiều doanh nhân nổi tiếng đã đăng đàn thanh minh rằng việc họ có tên trong danh sách này là một điều hoàn toàn bình thường. Không phải cứ thành lập doanh nghiệp tại “thiên đường thuế” là phạm pháp. Bản danh sách này còn khiến cơ quan chức năng của Việt Nam phải vào cuộc. Tổng cục Thuế đã ra quyết định thành lập Tổ xác minh nhằm tìm hiểu sâu hơn về những cá nhân, tổ chức có tên trong danh sách. Đến nay, đã hơn 1 năm trôi qua, cơ quan này chưa công bố bất kỳ thông tin nào về kết quả xác minh này. Tuy nhiên, một vụ việc liên quan đến hàng chục triệu USD gần đây cho thấy các công ty được thành lập ở “thiên đường thuế” có thể làm được những gì.

Đó là vụ án liên quan đến Công ty CP Container quốc tế Cas (Cascon), trong đó công ty này có phần vốn góp của Vinashin. Theo hồ sơ tài liệu truy tố, năm 2010, Công ty United Arab Shipping Company (UASC) thuộc Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất gửi văn bản mua 10.000 container do Cascon (khi đó công ty này còn mang tên cũ là Công ty VTC) sản xuất với giá 4.038 USD/container.

Hai bên đã thỏa thuận, số 10.000 container này sẽ được chia làm 02 hợp đồng. Hợp đồng 1.000 containner Công ty UASC ký trực tiếp với Công ty Cascon. Hai bên đã giao hàng, thanh toán tiền và thanh lý hợp đồng. Số còn lại là 9.000 container sẽ được mua bán qua một đơn vị trung gian là Công ty TNHH Đầu tư quốc tế Sunny Investment (Công ty SNI). Đầu tiên, Công ty SNI ký hợp đồng mua 9.000 container từ Công ty Casson. Tiếp đó, Công ty SNI tiếp tục tiến hành ký hợp đồng bán số container này cho Công ty UASC.

Sau đó, Nguyễn Hồng Anh, Tổng giám đốc Công ty Cason đã sử dụng những hợp đồng, biên bản thỏa thuận, kèm theo phương án kinh doanh để nộp cho Vietcombank xin vay vốn với số tiền lên tới hơn 30 triệu USD. Có vốn, Nguyễn Hồng Anh đã tổ chức cho Công ty Cason sản xuất và chuyển giao đủ 9.000 container và Công ty UASC đã thanh toán hết. Tuy nhiên, thay vì số tiền hàng được trả vào tài khoản của Công ty mở tại Vietcombank, thì lại được trả vào tài khoản của Công ty UASC mở tại Ngân hàng HSBC.

Chờ mãi mà không thấy khách hàng chuyển trả đủ tiền vào tài khoản ngân hàng của mình, Vietcombank đã yêu cầu Công ty Cason cung cấp hồ sơ pháp lý của Công ty SNI, đòi nợ ráo riết và cuối cùng đưa ra cơ quan tài phán. Đến lúc này cháy nhà mới ra mặt chuột, Công ty SNI được thành lập tại Virgin (thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh) – một nơi được xếp vào hàng “thiên đường thuế”. Các chữ ký đại diện cho Công ty SNI trên những bản hợp đồng đều do một nhân viên Công ty Cason ký giả. Bản thân Nguyễn Hồng Anh kiêm luôn Giám đốc Công ty SNI.

Không kiểm soát nguồn vốn của doanh nghiệp

Vì sao các công ty như Công ty SNI có thể tham gia vào những giao dịch như vậy mà không phải lo ngại về những vấn đề quản lý hay những nghĩa vụ về thuế? Đó chính là vì các công ty này đã được thành lập công ty tại những nơi được gọi là “thiên đường thuế” – với những điều kiện dễ dãi trong việc đầu tư kinh doanh và chính sách thuế cực kỳ ưu đãi. Người ta có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp tại đó mà không cần phải chứng minh nguồn tiền hợp pháp, không cần phải đăng ký vốn pháp định, tài khoản đầu tư.

Tại những quốc gia, vùng lãnh thổ này đều đưa ra những mức thuế suất rất thấp so với thế giới hoặc có khi bằng không. Thậm chí có nơi, khi thành lập doanh nghiệp thì chỉ cần đóng một mức lệ phí cố định một lần hoặc hằng năm và không cần phải nộp thêm bất kỳ khoản thuế nào trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ này không kiểm soát về nguồn vốn của doanh nghiệp, do đó thông thường các doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ chuyển nguồn vốn đến đó bằng hình thức chính thức và cả phi chính thức. Bất kỳ các khoản đầu tư từ các doanh nghiệp tại những quốc gia, vùng lãnh thổ này ra bên ngoài khi thu được lợi nhuận chuyển về đây sẽ không bị đánh thuế thêm lần nữa.

Vụ án nói trên của mà Vietcombank phải gánh hậu quả có lẽ đã cung cấp thêm một góc nhìn thực tế hơn về các công ty được thành lập “trên thiên đường thuế”.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận