Tư vấn đăng ký bảo hộ bản quyền

Có nhiều người đặt câu hỏi và muốn được tư vấn đăng ký bảo hộ bản quyền cho Luật Việt Tín, sau đây chúng tôi sẽ chọn ra một vài câu hỏi để trả lời về vấn đề này

Hỏi: Ai là người được bảo hộ quyền tác giả?

Trả lời:

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


Hỏi: Tác phẩm như thế nào được bảo hộ quyền tác giả?

Trả lời: 

Tác phẩm trí tuệ được nhà nước bảo hộ quyền tác giả bao gồm Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học và các tác phẩm phái sinh.

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.


Hỏi: Đối tượng nào không được bảo hộ quyền tác giả?

Trả lời:

Luật sở hữu trí tuệ 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành quy định một số trường hợp không được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

1. Tin tức thời sự thuần túy: các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó: Bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Những sản phẩm này không được bảo hộ quyền tác giả vì không chứa đựng sự sáng tạo, tư duy và trí tuệ.

Chúng tôi có uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ quý vị thực hiện thủ tục này.

Hãy liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất theo địa chỉ:
Hotline: 0945 292 808 / 0978 635 623
Email: luatviettin@gmail.com

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận