Vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay

Trong quá trình kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng doanh nghiệp thường đẩy mạnh khâu quảng cáo thực phẩm chức năng của đơn vị mình để có thể được nhiều người dùng biết đến qua đó tạo điều kiện bán được nhiều hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xin giấy phép quảng cáo từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trước khi thực hiện quảng cáo.

Thực phẩm chức năng là gì?  

Thực phẩm chức năng hiểu theo cách thông thường nghĩa là loại thực phẩm được xếp loại có các tính năng chuyên dụng, đáp ứng một nhu phần nào đó của cơ thể. Có thể giúp hỗ trợ điều trị một hoặc một số một bệnh lý, nhưng chưa thể công nhận thực phẩm chức năng là loại thuốc chữa bệnh. 

Phân loại thực phẩm chức năng theo nhóm
Thực phẩm chức năng được chia thành nhiều loại
  • Nhóm hỗ trợ điều trị bệnh;
  • Nhóm hỗ trợ dinh dưỡng; 
  • Nhóm bồi dưỡng cơ thể; 
  • Nhóm tăng cường các vi chất dinh dưỡng;

Lưu ý: Không có thực phẩm chức năng nào được dùng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hiện trạng quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay  

Thực tế cho thấy nhiều loại thực phẩm chức năng đáng nhẽ phải gọi là thuốc, bởi bản chất trong thành phần của chúng đã có nhiều vị thuốc và bài thuốc “gia truyền”, Đông tây y kết hợp, với những “bí kíp” riêng nhằm tác dụng trong trị liệu bệnh. 

Sản xuất với nồng độ thấp, và nhà sản xuất cũng không mong muốn chúng xếp loại là thuốc, Để không phải chịu sự quản lý của ngành dược, và không phải chịu trách nhiệm khi sử dụng. Làm theo cách này việc kinh doanh thực phẩm chức năng rất dễ dàng. Bởi khi quảng cáo thì muốn nói “nói hươu nói vượn” thì nói sao cho hấp dẫn người nghe là được. Quan trọng nhất là họ mua về sử dụng hoặc ít nhất dùng thử rồi thôi cũng đã được coi là thành công. 

Có thể nói trên thị trường hiện nay có quá nhiều các loại thực phẩm chức năng gồm cả loại đã và chưa thực hiện công bố thực phẩm chức năng. Các sản phẩm này được bày bán và quảng cáo công khai dưới nhiều hình thức: quảng cáo trên báo đài, tivi, phát tờ rơi, mạng xã hội, gọi điện thoại,… 

Có một điều chắc chắn rằng khi quảng cáo giới thiệu nhà sản xuất sẽ nêu rất nhiều công dụng và lời lẽ quảng cáo các sản phẩm chức năng y như là “một loại thần dược”, có tác dụng hiệu quả, giúp khắc phục, bổ sung, tác dụng, hoặc hỗ trợ vv…Nhưng sau đó họ “không quên chốt hạ” bằng một tiêu đề, hoặc một lời thoại – Theo một kịch bản, mà người xem, người nghe cảm thấy quá đỗi “thân thuộc”, nhưng bản chất vẫn đảm bảo đúng quy định về quảng cáo:“Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Kẽ hở của vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay

Thực phẩm chức năng chưa chắc đã là xấu, việc quảng cáo nói chung và quảng cáo thực phẩm chức năng nói riêng bản chất cũng không xấu. Nhưng một sản phẩm không tốt cộng với việc quảng cáo “không đúng” thì hậu quả ra sao? 

Người tiêu dùng mới là người trả lời được. Và sức khỏe, tính mạng của người dùng lại phải đánh đổi cho một niềm tin mù quáng, cái giá đó sẽ “quá đắt” so với những gì mà người tiêu dùng phải chịu. Việc quảng cáo thực sự đã và đang mang lại cho doanh nghiệp và cả người dùng khi tiếp cận gần hơn với những thứ họ không biết. Những lợi ích to lớn mà nó mang lại không thể phủ nhận được, nhưng cái gì cũng có hai mặt tốt – xấu, đúng – sai, thật – giả. 

Vì hình dạng tương đối giống nhau nên nhiều người không phân biệt được đâu là thuốc đâu là thực phẩm chức năng

Những người thực hiện việc quảng cáo, sẽ biến những thông tin lời nói hình ảnh và phóng đại, những lợi ích công dụng cho sản phẩm, và “phù phép” như một “thứ thần dược trị bách bệnh”, khiến người xem, người nghe mặc nhiên nhận thức đó như một loại thuốc trị bệnh mà không hề biết đó chỉ là thực phẩm chức năng. 

Điều này thực tế vi phạm một cách phổ biến trong vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay “nói phóng đại sư thật”. Việc thực hiện là bắt buộc nên các nhà sản xuất “miễn cưỡng” thực hiện. Câu nói thần chú như đã nói ở trên “Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” tiếp tục được thực hiện sao y hệt nhau cách làm, tinh vi hơn các doanh nghiệp quảng cáo còn để cỡ chữ nhỏ, tốc độ nói nhanh, méo tiếng để nâng cao tác dụng được phù phép như trên mây đằng trước.

Trên thế giới có ít quốc gia như Việt Nam, cho phép quảng cáo kinh doanh các loại thực phẩm chức năng theo kiểu như là “thuốc trị bệnh”. Đây có thể coi là phương thức định hướng tiêu dùng của các nhà sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chức năng biết và lợi dụng rất thành công.

Điểm yếu tiếp nhận thông tin quảng cáo với người tiêu dùng

Người dùng xưa và nay đều ý thức được vai trò sức khỏe –“sức khỏe là vàng”. Trước kia thì “có bệnh thì lạy tứ phương”, nhưng hiện nay khi mà chưa bệnh đã “vái lạy thực phẩm chức năng”, cũng vì những quảng cáo được thổi phồng chất lượng. 

Thực tế cho thấy người tiêu dùng phần lớn không chủ động tìm đến các loại thực phẩm chức năng, nhưng các quảng cáo hàng ngày là lý do đã khiến họ “tò mò”. Thậm chí qua những lời giới thiệu của bạn bè, người thân (Theo quy định về quản lý về dược của Bộ y tế, cũng như luật quảng cáo không cho phép quảng cáo đối với các loại thuốc chữa bệnh trên các phương tiện truyền thông, ngoại trừ những loại thuốc chữa bệnh thông thường không phải kê đơn). Với thực phẩm chức năng đã được công bố sản phẩm thì được phép quảng cáo theo quy định.

Các doanh nghiệp cần lưu ý công bố thực phẩm chức năng trước khi tiến hành quảng cáo sản phẩm này

Sự hấp dẫn qua những lời lẽ, hình ảnh quảng cáo thực phẩm chức năng thật khó thể chối từ, vấn biết bản thân sức khỏe trong cơ thể con người sẽ có lúc này lúc khác dẫn đến tâm lý phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhưng nếu cứ “mù quáng”, “cả tin” một cách “thiếu tỉnh táo” thì người dùng sẽ thành “con mồi”. Khi mà các quảng cáo chỉ cần ứng với một hoặc một vài triệu chứng sức khỏe, thì họ sẽ tìm đến các loại thực phẩm chức năng, mua và dùng thử.

Kết quả thực phẩm chức năng, công dụng, chất lượng ra sao? Chẳng ai có thế biết được do đó. Việc quy chụp chịu trách nhiệm tại ai? Cũng sẽ không dễ dàng biết được, và hậu quả là người mua: không chỉ tốn tiền, còn người bán kẻ buôn thì thu lợi vô tội vạ. Đáng chú ý nhất là những loại thực phẩm chức năng thiên về công dụng làm đẹp (nhất da, nhì dáng), làm tăng sinh lý nam và nữ, tăng ham muốn, hoặc hỗ trợ cho những người mắc chứng “rối loạn cương dương”, vv…

Người tiêu dùng không hề biết, loại hàng hóa này mang lại “lợi nhuận siêu to khổng lồ”, Bởi trong đó hàm lượng “thuốc” trong đó rất thấp, giá thành sản phẩm kéo theo cũng rất thấp, lợi nhuận thu về rất rất cao (Một điều đáng lo ngại một số loại thực phẩm chức năng có điều kiện, kéo theo hình thức bán hàng đa cấp trở nên phức tạp). Trong lúc Nhà nước chưa có giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh tiêu dùng các loại thực phẩm chức năng như hiện nay, thì nỗi lo cho người tiêu dùng sẽ còn bị “móc túi” dài dài. 

Dịch vụ pháp lý của Luật Việt Tín

Tuy nhiên không phủ nhận được tác dụng của mặt hàng này. Bởi thực tế ngành bán buôn thực phẩm chức năng hiện nay là ngành thu lợi nhuận béo bở, được tận dụng và khai thác mạnh. Một sản phẩm tốt cộng với việc quảng cáo phù hợp, đúng các quy định pháp luật, đúng mục đích chất lượng và không quên thực hiện hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm chức năng cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ là được người dùng và nhà nước tin tưởng, các lợi thế của doanh nghiệp vì thế sẽ được nâng cao.

Mọi thắc mắc về quy định cho việc quảng cáo thực phẩm chức năng, hồ sơ thủ tục công bố thực phẩm chức năng qúy khách hàng hãy nhấc máy và liên hệ ngay với Luật Việt Tín chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, cũng như đảm bảo thực hiện dịch vụ pháp lý soạn thảo, chuẩn bị các thủ tục hồ sơ nhằm đảm bảo cho sản phẩm mình được lưu thông trên thị trường Việt Nam.