Vấn đề thoái vốn của SCIC ảnh hưởng gì đến Vinamilk

Chiếm tới 45,05% vốn điều lệ, SCIC với vai trò là cổ đông lớn của Vinamilk, việc thoái bớt vốn Nhà nước tại Vinamilk tạo nên cơn sóng dư luận lớn tại Việt Nam. Nếu chẳng có gì nếu trong những doanh nghiệp tiến hành công bố thực phẩm, Vinamilk không phải là một doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu quả, có thương hiệu trên thị trường thì có lẽ những bất cập trong quản lý vốn Nhà nước cũng như hài hòa lợi ích của các nhóm cổ đông không diễn ra gay gắt và ầm ĩ đến vậy. Câu chuyện diễn ra từ Đại hội cổ đông năm 2015 của công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thể hiện mâu thuẫn giữa quan điểm quản trị doanh nghiệp khác nhau.

Trước hết chúng tôi xin được khái quát một vài nét về SCIC và Vinamilk cũng như mối quan hệ giữa họ:

– Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được thành lập vào tháng 8 năm 2006 với chức năng cơ bản là quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã chuyển việc quản lý phần vốn nhà nước từ Bộ Công thương sang SCIC từ những ngày đầu.

Từ đó cho đến nay, Vinamilk luôn được xem như con gà đẻ trứng vàng của SCIC khi nhiều năm liền đóng góp tới lượng lợi nhuận cho SCIC. Theo báo cáo tài chính của Vinamilk, năm 2014 số tiền mà Vinamilk trả cổ tức cho SCIC là 1.502 tỷ đồng, tương ứng 30% tổng lợi nhuận của SCIC năm 2014. Từ những lợi ích này, SCIC liên tục phủ quyết các quyết định tăng vốn cho các đối tượng không phải cổ đông hiện hữu của Vinamilk trong các năm qua và cũng không giảm tỷ lệ sở hữu vốn của mình mặc dù Vinamilk đã nhiều lần đánh tiếng mua lại một phần vốn nhà nước.

Hình ảnh rút vốn khỏi công ty cổ phần
Ảnh minh họa: Thoái hóa vốn doanh nghiệp

Mâu thuẫn đẩy lên cao trào khi ngày 1/10/2014, Hội đồng thành viên SCIC ban hành Quy chế người đại diện vốn kèm theo Quyết định số 22/QĐ. Cùng với đó tại ĐHCĐ 2015, SCIC đưa ra đề xuất bầu thêm một thành viên độc lập vào Hội đồng quản trị (HĐQT), Trưởng ban kiểm soát phải làm việc chuyên trách tại công ty, đề xuất bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk, người có ảnh hưởng nhất tại công ty qua tuổi nghỉ hưu đương nhiên mất tư cách thành viên hội đồng quản trị.

Ngoài ra SCIC còn trực tiếp đề xuất ĐHĐCĐ thông qua nội dung “trường hợp đương nhiệm mất tư cách của thành viên HĐQT, BKS trong trường hợp thành viên đó không còn được cử làm đại diện của cổ đông là tổ chức” nhưng đã bị ĐHĐCĐ phủ quyết.

Trong suốt giai đoạn 2013-2015, trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp khó khăn rất nhiều người cho rằng khả năng thoái vốn của SCIC tại Vinamilk sẽ xảy ra. Quyết định 2344/QĐ-TTg ngày 2/12/2013 của Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu SCIC Vinamilk được khẳng định nằm trong danh mục nắm giữ, đầu tư dài hạn của SCIC. Như vậy, SCIC chắc chắn vẫn duy trì sở hữu tại Vinamilk.

Thông tin tranh cãi về việc thoái vốn của SCIC khiến các nhà đầu tư quan ngại rằng vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến Vinamilk như thế nào nếu Ban quản lý điều hành Vinamilk có mất động lực để cống hiến, giúp doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt nhất, câu chuyện thất thu cho ngân sách nhà nước có thể xảy ra. Ở vai trò là cổ đông lớn, SCIC lại là cổ đông Nhà nước, tức là hành động nhằm bảo vệ quyền lợi Nhà nước, câu chuyện làm sao để hài hòa được quyền lợi của các cổ đông khác với SCIC và tiếp tục tận dụng được nguồn lực cao cấp tại Vinamilk để đóng góp cho ngân sách và góp phần bình ổn thị trường sữa… là câu chuyện rất khó để tìm được đáp án.

Sản phẩm sữa nhập khẩu được công bố bởi Luật Việt Tín
Vinamilk có tầm ảnh hưởng lớn với thị trường sữa Việt Nam

Có người cho rằng với vai trò là cổ đông lớn của công ty, SCIC cần phải cùng tham gia, ủng hộ các chiến lược để phát triển công ty, theo hướng vì quyền lợi chung của Vinamilk và của các cổ đông trong đó có SCIC. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, SCIC nên tập trung tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp thay vì quan tâm nhiều đến Vinamilk, lấy tiền đó đầu tư cho y tế, giáo dục hay cơ sở hạ tầng bởi sữa không phải là lĩnh vực Nhà nước cần nắm quyền kiểm soát chi phối. Nhà nước không nên đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có  những lợi thế đầu tư.