Việt Nam với chặng đường 10 năm gia nhập WTO

Cùng nhìn lại chặng đường 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO để thấy Việt Nam đã phát triển như thế nào và gặp phải những thách thức nào sau khi mở rộng quan hệ và áp dụng các chính sách đổi mới.

Việt Nam với chặng đường 10 năm gia nhập WTO

1. Việt Nam được gì khi gia nhập WTO?

Việc gia nhập WTO chính là mở một cánh cửa lớn để Việt Nam gia nhập sân chơi toàn cầu. Từ năm 2007 đến nay đã 10 năm, mặc dù phải đối mặt với những khủng hoảng tài chính thế giới song Việt Nam vẫn giữ phong độ tăng trưởng bình quân hàng năm (6,29%). Cùng với đó cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên đồng thời tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống. Bên cạnh đó mức tăng trưởng xuất khẩu đã đạt từ 12-14%/năm.

Ngoài ra sau từ ngày gia nhập WTO đến nay, Việt nam đã thu hút được hơn 22.000 dự án FDI với tổng vốn gần 300 tỷ USD. Việt Nam cũng trở thành quốc gia được các tập đoàn số 1 thế giới chọn làm nơi cứ điểm. Chẳng hạn như Honda, Samsung, Toyota…

Các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước trên thế giới cũng đã được ký kết, cụ thể là 12 hiệp định. Trong đó Hiệp định TPP – Đối tác xuyên Thái Bình Dương là hiệp định có phạm vi cám kết rộng và mức độ cam kết cao. Ngoài những hiệp định đã được ký kết, dự kiến sắp tới Việt Nam sẽ tiếp tục ký kết thêm 4 hiệp định nữa trong đó RCEP là một hiệp định thế kỷ, quy định các hoạt động thương mại trong các quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Các hiệp định thương mại tư do này sẽ giúp Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với rất nhiều đối tác trên thế giới.

Một điều đáng ghi nhận nữa đó là sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn và tận dụng tối đa các cơ hội này để thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Đồng thời doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để học hỏi, chuyển giao công nghệ cũng như kỹ năng quản lý của các tập đoàn lớn trên thế giới. 10 năm qua doanh nghiệp Việt nam đã trưởng thành hơn rất nhiều, dã biết chủ động tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.

2. Những thách thức, khó khăn trên chặng đường 10 năm gia nhập WTO

Sau 10 năm gia nhập WTO, có thể thấy Việt Nam được nhiều hơn là mất. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề chưa được giải quyết. Đặc biệt đất nước vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và các con số xuất khẩu lớn lại tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Cụ thể hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay tuy có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm đa dạng và có nhiều thị trường xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu nội hàm chưa cao. Hơn nữa doanh nghiệp Việt cũng chưa tạo được dấu ấn trong giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Các chuyên gia thương mại cho rằng, Việt nam cần phải có những bước đột phá trong cải cách, đổi mới bộ máy hành chính nhà nước, đồng thời nâng cao kiểm soát thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Trong thời gian tới, nền khoa học công nghệ Việt Nam cần được đầu tư mạnh hơn để tạo ra những sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị cao trong xuất khẩu, tạo dấu ấn doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nước ngoài.

Bên cạnh những khó khăn kể trên, lực lượng lao động cũng gặp phải nhiều vấn đề. Tuy nguồn lao động của Việt Nam rất lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi về trình độ như ngoại ngữ, tác phong, năng suất làm việc…

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận