Xin giấy phép nhập khẩu bánh kẹo

Việt Tín là công ty tư vấn luật chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn với đội ngũ luật gia, tư vấn viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệp đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tư vấn hoàn hảo và chất lượng liên quan đến việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm. Đừng ngần ngại liên hệ với đường dây nóng của chúng tôi.

Việt Tín chuyên xin giấy phép nhập khẩu bánh kẹo

Chúng tôi không chỉ giúp Quý khách hàng nắm rõ các quy định pháp lý điều chỉnh sản phẩm Quý khách hàng dự định nhập về để phân phối tại thị trường Việt Nam mà còn đưa ra những giải pháp tối ưu đối với những vướng mắc mà Quý khách hàng đang gặp khó khăn.

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU BÁNH KẸO.

1. Xin công văn giải tỏa hàng mẫu.

Trong hồ sơ công bố bắt buộc phải có Bản phân tích thành phần sản phẩm và bản phân tích này phải là kết quả của sản phẩm mà doanh nghiệp dự kiến nhập về. Để có được mẫu sản phẩm doanh nghiệp yêu cầu phía nhà sản xuất gửi mẫu; Phía công ty Việt Nam chỉ cần xin công văn giải tỏa hàng mẫu của Cục an toàn thực phẩm là có thể lấy được sản phẩm mẫu về.Hồ sơ xin công văn giải tỏa hàng mẫu gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có chứng thực).
  • Invoi, Backing List,
  • Hóa đơn thanh toán và các tài liệu khác đi kèm lô hàng.
  • Công văn xin giải tỏa hàng mẫu (Luật Việt Tín soạn thảo).

2. Xin số xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho từng sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu về.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý theo quy định.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh/ Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chi tiết kinh doanh bánh, kẹo.
  • Mẫu sản phẩm bánh kẹo cần công bố.
  • HACCP hoặc ISO 22000 (Nếu có).
  • C/O của nhà sản xuất đối với trường hợp sản phẩm là hàng đặt gia công từ một quốc gia khác. Ví dụ: Made in Newzeland nhưng địa chỉ nhà sản xuất và nhà sản xuất là ở Úc. Để chứng minh nguồn gốc xuất sứ hàng hóa.
  • Kiểm nghiệm sản phẩm nếu kiểm đủ các chỉ tiêu theo quy định của Việt Nam về công bố sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu và do phòng kiểm nghiệm có chứng nhận ISO 17025.

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm (Nếu không cung cấp được kiểm nghiệm hợp lệ từ nhà sản xuất).

Bước 3:  Soạn thảo hồ sơ theo quy định của pháp luật về công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu.

Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tại wedsite: congbosanpham.vfa.gov.vn.

3. Kiểm lo hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.

Sau khí có số xác nhận công bố doanh nghiệp đưa hàng về thì đối với mỗi lo hàng về phía Hải Quan và Trung tâm kiểm đinh sẽ lấy mẫu thử bất kỳ trong lô. Mẫu này được kiểm so với hồ sơ công bố đạt yêu cầu doanh nghiệp sẽ được cấp giấy xác nhận lo hàng đạt yêu cầu nhập khẩu khi đó doanh nghiệp mới được thông quan đưa sản phẩm về bán.

Chú ý: Doanh nghiệp lưu ý đối với mỗi năm doanh nghiệp phải kiểm định kỳ sản phẩm HACCP hoặc ISO 22000. Năm 1 lần (12 tháng/01 lần) đối với sản phẩm nhà sản xuất có ISO 22000 hoặc HACCP.

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP NHẨU BÁNH KẸO TẠI LUẬT VIỆT TÍN.

  1. Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục xin giấy phép nhập khẩu bánh kẹo gồm có: Xin công văn giải tỏa hàng mẫu, xin số xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, xin xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.
  2. Thực hiện dịch thuật nhãn sản phẩm và các tài liệu có liên quan nếu nhãn sản phẩm bằng tiếng nước ngoài.
  3. Đăng ký tài khoản nộp hồ sơ công bố thực phẩm tại Cục An toàn thực phẩm (Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ lần đầu).
  4. Chuyên viên của Luật Việt Tín sẽ tiến hành lên chỉ tiêu, tối ưu hóa các chỉ tiêu để giảm thiếu tối đa chi phí cho giai đoạn kiểm nghiệm sản phẩm.
  5. Soạn thảo hồ sơ công bố đối với từng giấy phép cho từng giai đoạn một để sản phẩm có thể thông quan và lưu thông hợp pháp trên thị trường.
  6. Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi sửa đổi bổ sung nếu có yêu cầu sửa đổi từ phía chuyên viên thụ lý hồ sơ. Đối với sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu đặc biệt lưu ý đến các chất phụ gia sử dụng trong sản phẩm để tư vấn về chất phụ gia cấm hoặc hạn chế sử dụng đối với từng sản phẩm cụ thể.
  7. Tư vấn thiết kế nhãn phụ sản phẩm và cách thức gián nhãn cho phù hợp với quy định của pháp luật về gián nhãn sản phẩm (Nghị định 43/2017 về ghi nhãn sản phẩm).
  8. Tư vấn thủ tục in tem chống hàng giải, mã số mã vạch của thương nhân nhập khẩu.
  9. Hỗ trợ kiểm nghiệm định kỳ cho khách hàng.
  10. Thực hiện xin công văn bổ sung sau công bố (Nếu khách hàng yêu cầu).

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận