Xử lý các doanh nghiệp có hành vi vi phạm nhãn hiệu Petrolimex

Thời gian gần đây trong giới xăng dầu Việt Nam đã xảy ra tình trạng một số tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu không thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex nhưng đã sử dụng nhãn hiệu của Tập đoàn này để lừa dối người tiêu dùng và gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn. Tuy nhiên với căn cứ pháp lý chắc chắn, được pháp luật bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, Petrolimex đã được các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra và ngay lập tức xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu.

Nhãn hiệu Petrolimex bị xâm phạm tràn lan

 

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vào ngày 15/11/1991 cho nhóm Dịch vụ bán xăng dầu  với số bằng 4-0003684-000.

Xoay quanh vụ việc Petrolimex bị xâm phạm, không chỉ cửa hàng xăng dầu Hoàng Lâm – Yên Bái mà ngay sau đó cơ quan chức năn đã phát hiện thêm hàng chục cửa hàng tại Sơn La và Hòa Bình sử dụng nhãn hiệu Petrolimex để lừa dối người tiêu dùng. Người dân tại các địa phương này đều không hề hay biết các cửa hàng này không thuộc Tập đoàn Petrolimex mà chỉ là cửa hàng của các doanh nghiệp tư nhân cố tình sử dụng nhãn hiệu Petrolimex trái phép.

Dọc Quốc lộ 6 qua Sơn La và Hòa Bình, các cửa hàng xăng dầu sử dụng bộ nhận diện thương hiệu của Petrolimex tràn lan. Cụ thể, giám đốc chi nhánh Xăng dầu Hòa Bình – Ông Đỗ Xuân Hồng cho biết, hiện tại tỉnh đang có 29/69 cửa hàng xăng dầu không thuộc Tập đoàn Petrolimex vi phạm nhãn hiệu Petrolimex.

Trước tình trạng này, Petrolimex đã nhiều lần gửi thư khuyến cáo nhưng các vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra công khai, thậm chí khi cơ quan chức năng can thiệp, tình trạng này vẫn không giải quyết được triệt để. Đặc biệt Công ty TNHH Thương mại và phát triển Hoàng Lâm ở tỉnh Yên Bái trước đó đã xâm phạm nhãn hiệu Petrolimex tại Hải Phòng.

Những hành vi nêu trên đã vi phạm rất nghiêm trọng về quyền sở hữu trí tuệ và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Tập đoàn Petrolimex đồng thời khiến người tiêu dùng có thể bị thiệt hại do mua phải sản phẩm xăng dầu không đảm bảo chất lượng.

Xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu Petrolimex

Phó Tổng giám đốc Petrolimex – Ông Vũ Bá Phú đã ký ban hành kế hoạch 569 với các nội dung sau:

  • Yêu cầu lãnh đạo các đơn vị nghiêm túc chỉ đạo đấu tranh chống gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực xăng dầu.
  • Đẩy mạnh giáo dục pháp luật và tuyên truyền các quy định quản lý về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
  • Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và Ban Chỉ đại 389 tại từng địa phương để thực hiện công tác minh bạch xăng dầu theo Nghị định 83.
  • Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm nhãn hiệu và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước từng địa phương đấu tranh chống gian lận thương hiệu bằng các biện pháp mạnh.

Qua vụ việc Petrolimex bị xâm phạm nhãn hiệu chúng ta có thể thấy được tình trạng xâm phạm quyền SHTT đang diễn ra phổ biến từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho đến một số cơ quan nhà nước. Do đó các doanh nghiệp đã ngày càng chú trọng hơn trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để có căn cứ pháp lý chắc chắn khi xảy ra tranh chấp với bên thứ 3.

Theo quy định pháp luật hiện hành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, khi phát hiện đối tượng có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau:

  • Phạt tiền: Tối đa với cá nhân là 250.000.000đ và tối đa với tổ chức là 500.000.000đ
  • Tịch thu hàng hóa, phương tiện, công cụ sản xuất…
  • Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, buộc cải chính công khai
  • Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ vi phạm từ 1 – 3 tháng từ ngày có quyết định xử phạt.

Ngoài ra đối với hành vi xâm phạm gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành.

Nhận thức được tầm quan trọng của đăng ký nhãn hiệu và thị trường cạnh tranh gay gắt, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã sớm xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Cho nên khi gặp phải tranh chấp vừa qua và chịu những tổn thất nhất định nhưng Tập đoàn đã giành lại được quyền lợi đồng thời răn đe các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xăng dầu về việc xâm phạm nhãn hiệu. Vụ việc này cũng chính là một đòn cảnh giác cho các doanh nghiệp xăng dầu nói riêng và tất cả các doanh nghiệp khác nói chung về bảo hộ tài sản trí tuệ.