Doanh nghiệp buộc giải thể trong những trường hợp nào?

Có thể nói thời gian gần đây việc doanh nghiệp buộc phải giải thể diễn ra rất nhiều. Điều đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế xã hội. Tuy nhiên nhiều người quan tâm đến việc doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên cùng luật Việt Tín.

Trường hợp tranh chấp nội bộ công ty TNHH
Doanh nghiệp buộc giải thể trong những trường hợp nào?

Những lý do buộc doanh nghiệp giải thể

Thực tế khi thành lập công ty ai cũng mong muốn nó hoạt động hiệu quả, bền vững, phát triển. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan doanh nghiệp buộc phải giải thể.

  • Trường hợp phổ biến nhất mà dễ gặp phải nhất khi công ty giải thể theo trường hợp tự nguyện. Khi mà hoạt động không hiệu quả, thua lỗ và khó khăn. Tự nguyện khi giải thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh những loại hình doanh nghiệp khác với những chủ thể khác. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.
  • Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. Khi điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động. Việc hết thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty. Nếu các thành viên không muốn gia hạn hoạt động thì công ty phải tiến hành giải thể.
  • Cũng theo quy định tại luật doanh nghiệp 2014. Nếu công ty bạn không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu đúng như quy định của luật này thì trong thời hạn 06 tháng liên tục bạn bắt buộc phải giải thể công ty.
  • Khi công ty bạn bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do bất kỳ lý do nào đó. Vì một khi đã bị thu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bạn sẽ không còn quyền hành nào để cho công ty hoạt động đúng quy định của pháp luật. Vì vậy việc giải thể công ty là điều đương nhiên.
  • Nếu nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty bạn là giả mạo và bị các cơ quan chức năng phát hiện. Lúc này bạn cũng phải giải thể doanh nghiệp dù có muốn hay không.
  • Việc giải thể công ty bắt buộc nữa là khi doanh nghiệp cụ thể do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập được quy định trong khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 12 tháng. Mà không có bất cứ một thông báo nào với Cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan quản lý thuế. Khi này công ty của bạn cũng bị bắt buộc giải thể.
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản cũng phải giải thể bắt buộc. Tại Điểm c khoản 1 Điều 209 cũng quy định.
  • Ngoài ra, công ty bị giải thể bắt buộc còn bao gồm các trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.
Phân chia tài sản khi giải thể doanh nghiệp
Phân chia tài sản khi giải thể doanh nghiệp

Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty mới thành lập

Lưu ý sau khi giải thể doanh nghiệp

Các việc doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện giải thể doanh nghiệp ngoài ra:

  • Công bố giải thể công ty
  • Hoàn thành thủ tục tại cơ quan thuế
  • Tiến hành hủy con dấu của công ty
  • Thanh lý tài sản doanh nghiệp
  • Hoàn thành các nghĩa vụ nợ.

Hy vọng qua những tư vấn trên các bạn biết thêm các thông tin về giải thể doanh nghiệp. Cũng như trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp buộc giải thể trong những trường hợp nào?

Dịch vụ giải thể công ty trọn gói giá rẻ, nhanh, chuyên nghiệp

Mọi những khó khăn vướng mắc về pháp luật doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Luật Việt Tín để được tư vấn hướng dẫn: đầy đủ, chi tiết nhất.

Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty/doanh nghiệp năm 2020

Chúc bạn thành công !

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận