Ấn định 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định rõ tại Phụ lục 4 của bộ Luật đầu tư năm 2014, bao gồm tất cả 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nhưng theo luật sửa đổi và bổ sung năm 2016 tại Điều 6 và Phụ lục 4 đã rút gọn 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện xuống còn 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.

Danh mục 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện năm 2014 đã được hợp nhất từ 3 danh mục thuộc 3 lĩnh vực khác nhau từ Luật doanh nghiệp – Luật thương mại – Luật đầu tư. Và đưa ra các Nghị định hưỡng dẫn cụ thể: Danh mục ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh; Danh mục ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và Danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Ấn định 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2020

Danh mục 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được sửa đổi năm 2016 đã được giảm bớt, sửa đổi và bổ sung, sáp nhập một số ngành nghề. Ví dụ, bỏ ngành nghề “phụ gia thực phẩm” có nội dung không được rõ ràng, còn khá mơ hồ và rất khó xác định được đâu là cơ quan quản lý trực tiếp. Hay như trong danh mục 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện năm 2014 có tới 4 ngành, nghề kinh doanh liên quan tới vàng là “kinh doanh mua, bán vàng miếng”, “sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng”, “sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ”, những lại không lý giải được các hoạt động kinh doanh sàn vàng có nằm trong 3 ngành, nghề kinh doanh này không.

Vì vậy Danh mục 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo luật sửa đổi năm 2016 đã gộp 4 ngành nghề liên quan tới vàng thành 1 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện duy nhất đó là “kinh doanh vàng” để đảm bảo được sử khái quát đầy đủ ngành, nghề kinh doanh liên quan tới vàng.

Đặc biệt khi được áp dụng vào các trường hợp cụ thể, nếu không dựa trên văn bản quy phạm pháp luật khác, thì chúng ta sẽ rất khó phân biệt được đâu là những ngành, nghề được đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ví dụ, trong Phụ lục 4 về “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, sẽ được kèm theo luật đầu tư năm 2014, còn đối với hoạt động “kinh doanh thực phẩm” đã có tới 3 ngành, nghề kinh doanh rất dễ bị trùng nhau, đó là dòng thư 52 về “kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc Bộ công thương”, dòng thứ 172 trong “kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn” và dòng thứ 194 về “kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc Bộ y tế”. Chưa tính tới còn dòng số 57 trong “kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh”.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh và bảng tra mã ngành nghề
Ngành nghề đăng ký kinh doanh và bảng tra mã ngành nghề

Ngoài ra mỗi một loại ngành nghề kinh doanh lại có rất nhiều các loại giấy phép khác nhau. Ví vụ dòng thứ 135 trong Danh mục của 243 ngành, nghề được đầu tư kinh doanh có điều kiện đó là “kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông trên di động, mạng internet”, cần phải có tất cả các loại giấy phéo sau: giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (trong đó lại bao gồm 2 loại giấy phép là: giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông và giấy phép thiết lập mạng viễ thông công cộng); giấy phép nghiệp vụ viễn thông (trong đó lại bao gồm: giấy phép lắp đặt cáp viễ thông trên biển, giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng và giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông), theo quy định của bộ luật viễn thông năm 2009; giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, theo quy định của bộ luật an toàn thông tin mạng năm 2015;…

>> Xem thêm:

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận