Bỏ tiền kiểm, nguy cơ không kiểm soát được thực phẩm bẩn

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, dự thảo sửa đổi Nghị định 38 đã đề xuất bỏ nhiều quy định như cho phép không cần phải đăng ký lại khi thay đổi quy cách bao gói; không phải kiểm tra chuyên ngành hàng miễn thuế… Đặc biệt vấn đề bỏ hay không bỏ tiền kiểm, nguy cơ không kiểm soát được thực phẩm bẩn có những ý kiến trái chiều.

Bởi tiền kiểm là hoạt động cần thiết đối với hàng hóa, sản phẩm đảm bảo việc lưu thông trên thị trường diễn ra an toàn hơn. Tuy nhiên việc tiền kiểm đôi khi lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Cùng Luật Việt Tín bàn luận về vấn đề này.

Vấn đề tiền kiểm hiện nay

Thực tế vấn đề tiền kiểm hiện nay có vai trò lớn trong việc quản lý kiểm định chất lượng thực phẩm đối với các cơ quan chức năng. 

Tuy nhiên những “tranh cãi” từ việc thực hiện tiền kiểm nên hay không nên vẫn được đưa ra bàn luận trong hội thảo. Có nhiều ý kiến nhất trí đề nghị việc bỏ đăng ký công bố chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi lưu thông ra thị trường, giống như nhiều nước phát triển như: Nhật bản, Hoa Kỳ, Singapore… đang thực hiện.

Trong khi đó,hiện nay Việt Nam vẫn thực hiện kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm bằng cả hai hình thức: tiền kiểm và hậu kiểm.

Để dễ hình dung, trước khi sản phẩm, thực phẩm được lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ, giấy tờ trong đó có: Phiếu kiểm nghiệm, ghi nhãn, thông tin sản phẩm… cho cơ quan nhà nước. Qua đó cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra giấy tờ pháp lý, đối chiếu xác thực các chỉ tiêu an toàn mà doanh nghiệp tự công bố thực phẩm đã phù hợp hay chưa? Nếu đạt yêu cầu mới được đưa ra lưu hành trên thị trường. 

Trong quá trình lưu thông trên thị trường, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục kiểm tra định kỳ, đột xuất lấy mẫu xét nghiệm (việc hậu kiểm) để giám sát, đánh giá chất lượng. 

Dễ thấy việc áp dụng giữa tiền kiểm và hậu kiểm. Tuy nhiên việc tiền kiểm như hiện nay cũng khá mất thời gian và tiền bạc doanh nghiệp, từ việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cho đến các trình tự thủ tục khá “rườm rà” gây khó khăn đối với rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Bỏ tiền kiểm, nguy cơ không kiểm soát được thực phẩm bẩn
Bỏ tiền kiểm, nguy cơ không kiểm soát được thực phẩm bẩn

Nguy cơ thực phẩm bẩn tràn lan

Như đã nói ở trên việc bỏ quy định tiền kiểm như “tháo gỡ nút thắt” bởi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể bớt đi được thủ tục hành chính trước khi bán được sản phẩm ra thị trường. Nhưng nếu như bỏ tiền kiểm, nguy cơ không kiểm soát được thực phẩm bẩn có thể hiện hữu nhiều hơn, khi đó rõ ràng các cơ quan chức năng khó mà kiểm soát được nguy cơ thực phẩm bẩn tràn lan lưu hành trên thị trường.

Nếu như so sánh với những quốc gia như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore,… điều đó được coi là khập khiễng, khi mà Việt Nam là quốc gia khởi nghiệp còn non trẻ về mặt kinh nghiệm sản xuất chất lượng cao. Việt Nam có những yếu tố để tạo sức bật lớn hơn khi mà “rào cản hành chính” được thông thoáng nhưng rõ ràng việc bỏ tiền kiểm là khó, mà nói bỏ là chưa bỏ được ngay.

Mặt khác, những quốc gia đó bản thân họ rất thành công với việc bỏ tiền kiểm, khi mà ngay từ ban đầu họ quy định kiểm tra nghiêm ngặt trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, cũng như việc nuôi trồng, chăn nuôi và chế biến thực phẩm đảm bảo ngay từ đầu,…

Ví dụ: Người dân Úc được chính phủ lo cho tất cả các khâu đầu ra, bao tiêu nhưng họ bắt phải trồng trọt, chăn nuôi,… theo giống của chính phủ, phun hóa chất nào, phun vào lúc nào cũng do chính phủ quyết,…  

Cùng với đó, cơ quan thanh tra, kiểm tra tại những quốc gia này có số lượng rất lớn. 

Ví dụ: Nhật Bản cả nước có đến 12.000 thanh tra, trong khi đó Việt Nam chỉ có 400 thanh tra, chưa nói đến chất lượng của việc thanh tra những “con số biết nói” kia rõ ràng là một sự chênh lệch quá nhiều.

Hơn nữa thực tế họ bỏ tiền kiểm nhưng hàng rào kỹ thuật của họ cũng rất nghiêm ngặt đảm bảo kỹ các tiêu chuẩn an toàn mới có thể đưa vào quốc gia họ.

Thực tế nếu bỏ quy định về tiền kiểm trong công bố thực phẩm thì nguồn nhân lực, vật lực cho hậu kiểm cần phải được tăng cường. Thực tế ở Việt Nam hiện nay thì chưa thể có điều kiện hoàn thiện ngay được điều này.

Nếu bỏ tiền kiềm, hậu kiểm sau công bố sẽ yêu cầu cao hơn!

Nếu bỏ các quy định về tiền kiểm thì xuất hiện nguy cơ: 

  • Các doanh nghiệp, các cá nhân kinh doanh sẽ “dễ dàng” sản xuất, tiêu thụ  những sản phẩm, thực phẩm bẩn, kém chất lượng.
  • Việc kiểm tra hàng hóa trước khi lưu hành không có, dẫn đến sẽ khó kiểm soát được trước những thành phần độc hại không được phép có trong thực phẩm,…khi mà tiền kiểm sẽ góp phần “đánh phủ đầu” nhằm ngăn chặn trước khi hàng hóa được tung ra thị trường.

Thực tế tại Việt Nam ý thức tự giác của các doanh nghiệp về vấn đề an toàn thực phẩm chưa cao. Do đó như nếu bỏ quy định về tiền kiểm thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ vì lợi nhuận cao mà sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, thực phẩm bẩn, kém chất lượng. Điều này gây ảnh hưởng nghiệm trong đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như tăng nguy cơ mất kiểm soát trên thị trường.

Do đó theo quan điểm riêng của Luật Việt Tín trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam, vẫn nên giữ việc thực hiện tiền kiểm, kết hợp hậu kiểm nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm được tốt hơn.

Trên đây là bài viết về bỏ tiền kiểm, nguy cơ không kiểm soát được thực phẩm bẩn. Mọi ý kiến, thắc mắc cần giải đáp liên quan đến thủ tục công bố thực phẩm quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Luật Việt Tín, để được tư vấn, hỗ trợ tận tâm nhất, với những kinh nghiệm lâu năm trong việc hỗ trợ quý khách hàng thực hiện công bố sản phẩm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách những dịch vụ pháp lý tốt nhất, hiệu quả nhất.