Bộ Tư pháp giành phần thắng 2 vụ nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam

Chiều 10/7 vừa qua tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm 2017, Bộ Tư pháp cho biết đã tham mưu cho Chính phủ về vấn để xử lý các phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế và ký kết hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài đối với các điều ước, thỏa thuận và cam kết quốc tế.

6 tháng qua, Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định 48 điều ước quốc tế và tham gia góp ý cho 134 điều ước quốc tế, thỏa thuận đảm bảo chất lượng và tiến độ. Cùng với đó, Bộ đã tiến hành tiếp nhận, chuyển giao và trao kết quả cho 2.267 yêu cầu ủy thác tư pháp đồng thời cấp 14 ý kiến pháp lý cho các hiệp định vay vốn nước ngoài.

Bộ Tư pháp cũng đã có những đóng góp tích cực trong các sự kiện quan trọng như đàm phán Hiệp định thương trợ tư pháp giữa Slovakia và Việt Nam, đảm phán các hiệp định thương mại tự do sang phương và đa phương như Việt Nam – EU, đề xuất sửa đổi Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Lào…

Đặc biệt, trong các cụ tranh chấp đầu tư quốc tế, nhất là 2 vụ kiện của Saigon Metropolitan và Recofi, Bộ Tư pháp đã đóng vai trò đại diện pháp lý cho Chính phủ, phối hợp hiệu quả với các bộ ngành liên quan như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Công thương để giải quyết. 2 vụ kiện này Bộ Tư pháp đều giành thắng lợi, trọng tài đã tuyên bố chấm dứt kiện và đang tiếp tục xử lý vụ TVB2.

Được biết các nhà đầu tư này đã gửi thông báo có ý định khởi kiện và đại diện Bộ Tư pháp đã nhanh chóng phối hợp cùng Chính phủ nghiên cứu hồ sơ giải quyết.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Ông Lê Thành Long tại Hội nghị còn cho biết, có những vụ kiện nhà đầu tư nước ngoài đã đòi cả tỷ đô la và Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp xử lý. Những vụ này thật sự rất cần trí tuệ mới xử lý được.

Trước đó, vào đợt cuối năm 2014, nhà đầu tư Pháp – DialAsie và Chính phủ Việt nam đã từng được Hội đồng trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) phán quyết. Theo đó, các khiến kiện của nhà đầu tư DialAsie đều bị bác bỏ và mỗi bên sẽ phải trả một nửa chi phí xử kiện đồng thời tự chịu các chi phí luật sư theo quy định tại Quy tắc trọng tài UNCITRAL. Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam không phải bồi thường cho DialAsie bất kỳ chi phí nào như DialAsie yêu cầu trong đơn khởi kiện.

Cũng trong năm 2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết đã giành phần thắng trong vụ tranh chấp về ưu dãi thuế theo hợp đồng phân chia sản phẩm liên quan đến một mỏ dầu khí ngoài biển khơi Việt Nam. Vụ này được Hội đồng Trọng tài quốc tế xét xử và Tập đoàn PVN đã được ủng hộ. Theo đó, mọi yêu cầu khởi kiện PVN từ các nhà thầu đã được bác bỏ đồng thời các nhà thầu sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí cho trọng tài.

Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang ngày càng bổ sung nhiều chính sách điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam thuận lợi hơn. Chẳng hạn như các thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng đã có những thay đổi đơn giản hóa. Hy vọng trong thời gian tới, sự hợp tác đầu tư và phát triển giữa Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, đạt được những mục tiêu của cả đôi bên.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận