Cà phê Buôn Mê Thuột, nước mắm Phú Quốc… suýt đánh mất thương hiệu

Tại Hội thảo xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp diễn ra ngày 4/7 vừa qua, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ – Ông Lê Ngọc lâm cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thật sự chú trọng đến việc đăng ký thương hiệu nên khi đi ra thị trường nước ngoài sẽ gặp rất nhiều trở lại. Tiêu biểu là việc bị xâm phạm quyền sở hữu như cà phê Trung Nguyên, cà phê Buôn Ma Thuộc, võng xếp Duy Lợi, nước mắm Phú Quốc…

cafe buôn mê thuột

Ông Lâm còn cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào thương trường quốc tế mới biết thương hiệu của mình bấy lâu nay đã được người khác đăng ký sở hữu trước. Chẳng hạn như trường hợp của Vinataba khi quyết định tiến ra thị trường nước ngoài đã gặp phải khó khăn khi có một doanh nghiệp của Indonesia đã sở hữu thương hiệu này ở các nước ASEAN cũng như nhiều nước khác. Do đó Vinataba đã không thể xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Hay như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột chỉ đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Cục SHTT và được cấp giấy chứng nhận từ năm 2005 nên khi có một doanh nghiệp khác tại Trung Quốc đăng ký bảo hộ thương hiệu này, cà phê Buôn Ma Thuột đã không được phép đăng ký nữa.

Tương tự cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, phồng tôm Sa Giang đều là những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam nhưng khi tiến thân ra nước ngoài mới ngỡ ngàng phát hiện thương hiệu của mình đã bị “cướp” mất tại nơi khác do chưa đăng ký sở hữu trí tuệ.

Phó Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp – Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, trước nguyện vọng phát triển thương hiệu ra thị trường nước ngoài và trước thực trạng nhiều thương hiệu bị xâm phạm hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến các chiến lược phát triển thương hiệu và tạo uy tín trên thị trường trong nước, đồng thời tạo uy tín cả trên trường quốc tế để được các tổ chức quốc tế ghi nhận giá trị.

Cụ thể năm 2016, Ngân hàng VietinBank đã lọt Top 400 thương hiệu ngân hàng toàn cầu nhờ giá trị thương hiệu lên đến 249 triệu USD (theo đánh giá của Công ty Tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu Brand Finance), hay Tập đoàn Viettel  đạt 2,686 tỷ USD, Vinaphone đạt 1,04 tỷ USD…

Hiện nay tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, thương hiệu đã trở thành một trong những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, có những doanh nghiệp mà thương hiệu chiếm đến 70% tổng giá trị. Giám đốc điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương – Ông Samir Dixit khẳng định, thương hiệu chính là tài sản mạnh nhất để làm nên giá trị cho doanh nghiệp và các cổ đông.

Do đó các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả doanh nghiệp lớn nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập hay đã có tên tuổi lâu đời, doanh nghiệp kinh doanh trong nước hay doanh nghiệp có nhu cầu phát triển ra thị trường nước ngoài hãy mau chóng thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo tình trạng xâm phạm nhãn hiệu không còn xảy ra nữa.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận